Truy thu BHXH, BHYT, BHTN trong Công ty Cổ Phần
Hình từ Internet
1. Truy thu bảo hiểm là gì?
Truy thu bảo hiểm là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
2. Các trường hợp bị truy thu tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN trong công ty cổ phần
Nếu công ty cổ phần thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị truy thu tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN:
- Truy thu do trốn đóng: Công ty trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Ngoài việc truy thu số tiền phải đóng, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
Trốn đóng trước ngày 01/01/2016 |
Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016. |
Trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi: |
Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng. |
- Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho người lao động: Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
- Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính như sau:
(1)
Trong đó:
Ltt: tiền lãi truy thu;
v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;
y: số năm phải truy thu;
Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;
Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:
Nij = (T0 - Tij) - 1 (2)
Trong đó:
T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);
Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);
kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%)
Đối với trường hợp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN thì phải áp dụng mức lãi suất như sau:
Trốn đóng trước ngày 01/01/2016 |
Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng theo tháng áp dụng đối với năm 2016. |
Trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi: |
Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng theo tháng áp dụng đối với từng năm. |
Công ty cổ phần thuộc đối tượng bị truy thu BHXH, BHYT, BHTN phải nộp cho cơ quan BHXH quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở các giấy tờ theo quy định tại Phụ lục 02 Quyết định 595/QĐ-BHXH, bao gồm:
- Đối với lao động theo Hợp đồng lao động: HĐLĐ từ 03 tháng trở lên (Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn);
- Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;
- Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh ….., hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc, ….. (nếu có);
* Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian dưới 03 tháng: cán bộ thu chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục 02 trước khi truy thu.
* Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian từ 03 đến 06 tháng: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH phê duyệt.
*Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian trên 06 tháng trở lên: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH thực hiện thanh tra đột xuất và xử lý theo quy định.
Trong vòng 10 ngày, cơ quan BHXH sẽ giải quyết truy thu đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN. Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì thời gian giải quyết không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế online năm 2024
- Thủ tục thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm 2024
- Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm năm 2024
- Bảng giá 2.026 dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 17/11/2023
- Giá các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê chưa bao gồm thuốc và oxy sử dụng trong dịch vụ
Câu hỏi thường gặp:
- Viết qui định hay quy định mới đúng?
- Hướng dẫn cụ thể cách tra cứu hợp đồng Mcredit năm 2024
- Luật Xây dựng 2024: Quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?
- Doanh nghiệp có được mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động thay BHXH?
- Điều kiện dư nợ lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
- Đóng BHXH trên 20 năm, có được rút BHXH một lần?
- Doanh nghiệp được phép tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất khi nào?
- Công ty có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc?
- Hướng dẫn chi tiết cách đóng dấu lên chữ ký?
- Khác biệt giữa ký nháy, ký tắt, ký chính thức và màu mực của chữ ký?
- Không lập hồ sơ tham gia BHXH cho người lao động, công ty có bị phạt?
- Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Làm sao để hạn chế viết sai chính tả trong soạn thảo văn bản, hợp đồng?
- Năm 2023, người lao động từ chối đi công tác xa, có bị đuổi việc?
- Con nhỏ bị ốm đau, cha được nghỉ hưởng BHXH bao nhiêu ngày?
- Cách dùng “i” và “y” cho đúng trong văn bản, hợp đồng?
- Đóng BHXH bắt buộc nhưng không đóng BHYT có được hay không?
- Năm 2023, người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH?
- Doanh nghiệp bị truy thu bảo hiểm khi nào?