Nội dung trong phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. Trách nhiệm xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
>> Link nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 TPHCM
>> TPHCM: Hạn chót nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 là trước 05/12/2024
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Mục 3 bài viết này, phải có các nội dung sau đây:
- Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia.
- Lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận.
- Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường).
- Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Nội dung bắt buộc trong phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sảnNgười sử dụng lao động cần xây dựng kế hoạch xử lý các sự cố kỹ thuật nghiêm trọng có thể gây mất an toàn và vệ sinh lao động. Họ cũng phải thực hiện các biện pháp ứng cứu khẩn cấp và tổ chức diễn tập định kỳ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật và y tế để đảm bảo việc ứng cứu và sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn lao động.
Tại khoản 2 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, quy định về trách nhiệm xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp như sau:
a) Người sử dụng lao động phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, việc sử dụng vật tư, chất, hoạt động lao động tại nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc nếu các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động chưa được khắc phục; thực hiện các biện pháp khắc phục, các biện pháp theo phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp để tổ chức cứu người, tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người xung quanh nơi làm việc, tài sản và môi trường; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp;
b) Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương nào thì người sử dụng lao động, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm ứng phó và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương khác tham gia ứng cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện và phối hợp thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp trong phạm vi, khả năng của mình.