PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày các điều luật mà người lao động cần nắm rõ trước khi nghỉ việc qua bài viết sau đây:
>> Những điều luật mà người lao động cần nắm rõ trước khi nghỉ việc
>> Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ luật Lao động 2019
Tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.
Như vậy, đối với những ngày nghỉ hằng năm (thực tế thường được gọi là ngày phép năm) mà người lao động chưa nghỉ hết thì khi người lao động nghỉ việc sẽ được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ.
Ví dụ: Anh A nghỉ việc tại công ty khi vẫn còn 3 ngày phép năm chưa nghỉ hết, tiền lương của anh A là 350.000 đồng/ngày. Vậy anh A sẽ được công ty thanh toán tiền lương cho 03 ngày phép năm chưa nghỉ hết bằng: 350.000 x 3 = 1.050.000 đồng.
Mẫu đơn xin nghỉ việc (thôi việc) năm 2023 dành cho người lao động |
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ ngày 20/6/2023) |
Những điều luật mà người lao động cần nắm rõ trước khi nghỉ việc - Phần 2 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP), trong trường hợp người lao động nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 và đã làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì được công ty trả trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Mức trợ cấp thôi việc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho công ty trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được công ty chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Đối với trợ cấp thất nghiệp
Người lao động sau khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Mức hưởng và thời gian hưởng được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 như sau:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
>> Xem chi tiết các chế độ thai sản, điều kiện và mức hưởng tại bài viết: Các chế độ thai sản mà người lao động vẫn được hưởng kể cả khi đã nghỉ việc?
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.