Ngày 10/9/2024, Tổng liên đoàn lao động ban hành Công văn 2038/TLĐ-QHLĐ về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 năm 2024.
>> Mẫu thẻ căn cước mới nhất 2024
>> Mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID từ 01/10/2024
Theo Công văn 2038/TLĐ-QHLĐ ngày 10/9/2024, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động nắm bắt tình hình và hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình người lao động bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Mức hưởng cụ thể như sau:
(i) Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: 10 triệu đồng/người chết
(ii) Đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị, hỗ trợ mức từ 01 đến 5 triệu đồng/người.
Lưu ý: Đối với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...) kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống với mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên).
Đối với những địa phương, ngành không cân đối được nguồn thì có văn bản gửi Tổng Liên đoàn đề nghị hỗ trợ theo thực tế (văn bản đề nghị nêu rõ đối tượng, mức độ thiệt hại và mức hỗ trợ cụ thể).
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Mức hỗ trợ cho người lao động bị thiệt hại do bão số 3 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Xem chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn các doanh nghiệp, người lao động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc
Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
(i) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
(ii) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, người lao động nghỉ việc vì bão số 3 (siêu bão YaGi) vẫn được hưởng lương. Tiền lương nghỉ việc vì bão số 3 sẽ do công ty và người lao động thỏa thuận. Tuy nhiên cần phải đảm bảo trường hợp nghỉ việc dưới 14 ngày, tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu. Trường hợp nghỉ việc trên 14 ngày, tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng bảo đảm tiền lương nghỉ việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiều vùng hiện nay được áp dụng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng |
Vùng |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Điều 101. Tạm ứng tiền lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. 2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. 3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. |