BLĐTBXH đang đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 07/2021/NĐ-CP, trong đó đề xuất bổ sung tiêu chí dành cho người lao động có thu nhập thấp.
>> File word mẫu Thông báo nghỉ Tết âm lịch 2025 dành cho doanh nghiệp
>> TPHCM: Doanh nghiệp phải xây dựng phương án thưởng Tết 2025 trước 12/12/2024
Theo Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đã có chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn trong đó có đối tượng là người lao động có thu nhập thấp (Xem chi tiết tại Mục 2).
Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng người lao động có thu nhập thấp chưa có văn bản xác định cụ thể. Vì vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 07/2021/NĐ-CP, trong đó đề xuất bổ sung tiêu chí dành cho người lao động có thu nhập thấp. Cụ thể như sau:
Tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị đinh sửa đổi, bổ sung Nghị định 07/2021/NĐ-CP (sau đây gọi là Dự thảo), bổ sung điểm c1 vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP như sau:
c1. Tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2021-2025
Người lao động không thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định là người lao động có thu nhập thấp khi thuộc hộ gia đình:
- Khu vực nông thôn: có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 3.000.000 đồng.
Tóm lại, người lao động có thu nhập thấp là người không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới: 2.250.000 đồng (ở khu vực nông thôn) hoặc 03 triệu đồng (ở khu vực thành thị).
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn là một trong 04 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (sau đây gọi là Chương trình) (Tiểu dự án 1 Dự án 4 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg). Theo đó có những nội dung sau:
Theo đó sẽ phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối tượng hỗ trợ của chương trình bao gồm:
(i) Người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp.
(ii) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
(iii) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan.
(iv) Các bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
(i) Về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
(ii) Xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp, gồm:
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp.
- Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm.
- Giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
Phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
(iii) Khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
(iv) Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
(v) Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.