Ngày 24/08/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 656/TTg-KSTT năm 2024 về mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID.
>> Điều kiện người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản năm 2024
>> Lịch chi trả lương hưu tháng 9/2024 có sự thay đổi theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID từ 01/10/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo đó, thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như sau:
(i) Bộ Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương có liên quan rà soát, xây dựng, ban hành quy trình nghiệp vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, hoàn thành trước ngày 01/10/ 2024; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện; kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc (nếu có).
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý triển khai thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc, hoàn thành trong Quý IV năm 2024.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức tổng kết việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trong tháng 7/2025.
(ii) Bộ Công an:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các địa phương có liên quan xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với ứng dụng VNeID và phối hợp với các địa phương kết nối, cung cấp dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, hoàn thành trước ngày 01/10/2024.
- Rà soát, hoàn thiện các tính năng, khắc phục các lỗi trên phần mềm Hệ thống định danh và xác thực điện tử VNeID bảo đảm vận hành ổn định, truy cập thông suốt 24/7 vào ứng dụng VNeID và thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trước ngày 01/10/2024.
(iii) Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về việc thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo hướng giảm mức phí để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn, hoàn thành trước ngày 31/12/2024.
(iv) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID từ ngày 01/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025.
- Rà soát, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh bảo đảm đồng bộ, kết nối, chia sẻ dữ liệu với phần mềm cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan để phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Quan tâm bố trí nguồn lực triển khai thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về việc cung cấp, thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
(Công văn 656/TTg-KSTT năm 2024)
Căn cứ vào các quy định nêu trên và khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, Nhà nước nghiêm cấm việc phân biệt đối xử trong lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động nêu trên không có quy định nào bắt buộc người lao động phải nộp lý lịch tư pháp cho người sử dụng lao động.
Nếu trường hợp doanh nghiệp dựa vào lý lịch tư pháp của người lao động để phân biệt đối xử đối với người có án tích hoặc giảm đi quyền lợi của họ trong hợp đồng lao động thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.