Doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng văn bản với từng người lao động làm việc cho mình; trừ các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.
>> Sử dụng lao động là người nước ngoài
>> Các loại quan hệ lao động phổ biến
Tùy theo tính chất công việc và nhu cầu sử dụng lao động, các bên phải giao kết HĐLĐ là HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
Xem thêm chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động
Ngoài ra, còn có một số quan hệ lao động đặc biệt với cá nhân mà doanh nghiệp cần lưu ý khi giao kết hợp đồng như sau:
1. HĐLĐ với NLĐ có làm việc ở nơi khác
Người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) có quyền giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, miễn là đảm bảo thực hiện được đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Khi giao kết HĐLĐ với NLĐ có làm việc ở những nơi khác, thì doanh nghiệp cần phải xác định xem HĐLĐ của NLĐ với bên mình có là HĐLĐ đầu tiên hay không; bởi vì, đây là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế).
Xem thêm chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác
2. HĐLĐ với người cao tuổi
NLĐ cao tuổi là những người tiếp tục lao động sau tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Đây là độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động; đồng thời, là một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội.
Khi có nhu cầu, các bên có thể thỏa thuận để tiếp tục hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới; nhưng với điều kiện tiên quyết là NLĐ cao tuổi vẫn còn đủ sức khỏe để lao động theo kết luận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Xem thêmchi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi
3. HĐLĐ với người chưa thành niên
NLĐ chưa thành niên là NLĐ dưới 18 tuổi, trong đó sẽ bao gồm hai trường hợp chính sau đây:
a. NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:
Chính NLĐ là người giao kết HĐLĐ; tuy nhiên, phải kèm theo Văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của NLĐ.
b. NLĐ dưới 15 tuổi:
Người đại diện theo pháp luật của NLĐ là người giao kết HĐLĐ; tuy nhiên, phải được sự đồng ý của NLĐ đó và kèm theo giấy khám sức khỏe của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của NLĐ phù hợp với công việc.
Xem thêm chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên
4. HĐLĐ với người khuyết tật
Doanh nghiệp không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra những tiêu chuẩn tuyển dụng trái với quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
Doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm thì sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi từ Nhà nước.
Xem thêm chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người khuyết tật
5. HĐLĐ với công dân nước ngoài
Việc tuyển dụng NLĐ là công dân nước ngoài (NLĐNN) đòi hỏi doanh nghiệp và NLĐNN cần đáp ứng nhiều điều kiện và chịu sự hạn chế; chứ không phải bất kỳ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu hay tùy ý là có thể tuyển dụng được.
Sau khi tuyển dụng NLĐNN, tùy vào trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp cần phải làm thủ tục đề nghị cấp phép lao động hoặc đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, sau đó bảo lãnh cho NLĐNN được cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam để có thể làm việc một cách hợp pháp cho doanh nghiệp.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số công việc sau:
- Tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài.
- Đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Đề nghị cấp giấy phép lao động.
- Đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đã có giấy phép lao động.
- Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Thành Đạt