Mã số mã vạch được dùng để nhận dạng các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ..., dựa trên việc ấn định một mã cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc có thể nhận biết được đối tượng một cách chính xác, nhanh chóng.
>> Những điều cần biết về hợp đồng xây dựng
>> Một số quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A
- Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
- Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;
- Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức MSMV quốc tế quy định để áp dụng chung trên toàn thế giới.
- Mã quốc gia là số đầu gồm ba chữ số do tổ chức GS1 cấp cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
- Mã số doanh nghiệp: là mã số gồm mã số quốc gia và số phân định doanh nghiệp
- Mã số địa điểm toàn cầu - GLN (tiếng Anh là Global Location Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1;
- Mã số sản phẩm toàn cầu - GTIN (tiếng Anh là Global Trade Item Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1;
Các loại MSMV mà doanh nghiệp được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cấp bao gồm:
- Mã doanh nghiệp;
- Mã số rút gọn (EAN 8);
- Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).
Các loại MSMV do doanh nghiệp tự lập để sử dụng sau khi được cấp mã số doanh nghiệp:
- Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
Quý thành viên có thể tham khảo hướng dẫn về Mã số thương phẩm toàn cầu TẠI ĐÂY.
- Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);
Quý thành viên có thể tham khảo thông tin về Mã số địa điểm toàn cầu TẠI ĐÂY.
- Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.
Sau khi được cấp mã doanh, nghiệp doanh nghiệp tự lập các loại MSMV này để sử dụng và định kỳ sáu tháng báo cáo Danh mục các loại mã số sử dụng với Tổng cục TCĐLCL.
Lưu ý: Mỗi doanh nghiệp được đăng ký sử dụng một mã doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hơn một mã doanh nghiệp khi chứng minh đã dùng hết quỹ số được cấp. Khi đăng ký sử dụng thêm mã doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục như đăng ký cấp mã lần đầu và kèm theo thuyết minh đã sử dụng hết quỹ số được cấp.
Việc cấp MSMV được thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đăng ký sử dụng MSMV
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các tổ chức tiếp nhận là tổ chức tự nguyện, có tư cách pháp nhân, có năng lực tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TCĐLCL) chỉ định.
Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV bao gồm:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
Việc kê khai hồ sơ, Quý thành viên có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV
- Tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng MSMV lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận phải chuyển hồ sơ đến Trung tâm TCCL.
Bước 3: Thẩm xét hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Bước 4: Hướng dẫn sử dụng MSMV
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV tự quy định số phân định vật phẩm và lập mã số cho các vật phẩm đó. MSMV được gắn/ghi trên vật phẩm, nhãn hiệu, bao bì, phương tiện vận chuyển và các tài liệu liên quan phù hợp với các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và các quy định hiện hành khác.
Danh mục các mã số vật phẩm phải đăng ký với Tổng cục TCĐLCL (theo mẫu phụ lục 3) thông qua tổ chức tiếp nhận.
Doanh nghiệp không được cho thuê, nhượng lại hoặc uỷ quyền sử dụng MSMV cho doanh nghiệp khác.
Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
STT |
Phân loại phí |
Mức thu |
1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) |
1.000.000 |
2 |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
300.000 |
3 |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
300.000 |
Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT |
Phân loại |
Mức thu |
1 |
Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm |
500.000 đồng/hồ sơ |
2 |
Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm |
10.000 đồng/mã |
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì mức thu phí bằng 50% mức thu phí được nêu bên trên
Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT |
Phân loại phí |
Mức thu |
1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 |
|
1.1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) |
500.000 |
1.2 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) |
800.000 |
1.3 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) |
1.500.000 |
1.4 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) |
2.000.000 |
2 |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
200.000 |
3 |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch.
Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài.
Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Căn cứ pháp lý: