Có nhiều kế toán cho rằng cứ có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ; xuất hàng ra khỏi kho … thì đều phải xuất hóa đơn nhưng thực tế không phải vậy. Vậy, các trường hợp bán hàng không cần phải xuất hóa đơn?
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp từ 01/11/2020
>> Doanh nghiệp mới thành lập được hưởng những chính sách hỗ trợ gì?
- Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy nhiên, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn.
Như vậy: Nếu bán hàng hóa từng lần có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng thì không bắt buộc phải xuất hóa đơn cho từng lần bán hàng, tuy nhiên cuối ngày vẫn phải xuất hóa đơn tổng cho toàn bộ số hàng bán ra.
Mời xem chi tiết tại công việc: Trường hợp không bắt buộc lập hóa đơn.
“a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
…”
Như vậy, nếu xuất hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn và không phải nộp thuế GTGT.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là công ty may mặc sản phẩm lụa tơ tằm, sau khi tạo ra lụa, công ty chuyển tiếp qua khâu sản xuất quần áo thành phẩm. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn.
Mời xem chi tiết tại công việc: Xuất hàng hóa, dịch vụ để tiêu dùng nội bộ.