Để đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam thì cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép như thế nào? – Hồng Thúy (Bình Dương).
>> Quy định về chấm dứt hoạt động VPĐD doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
>> Điều kiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm (Phần 2)
Hồ sơ cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại phụ lục xin ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác doanh nghiệp nước ngoài.
- Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập doanh nghiệp nước ngoài trong 3 năm tài chính liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
- Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện.
- Bản giới thiệu về doanh nghiệp nước ngoài.
- Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy phép đặt VPĐD doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP (Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Căn cứ khoản 2 Điều 56 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Bước 1. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Mục 1 bên trên.
Bước 2: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
- Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.
- Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ nộp Bộ Tài Chính đã hợp lệ thì bỏ qua bước này.
Bước 3: Cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 56 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).