Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp thường vi phạm những hành vi sau trong lĩnh vực lao động – tiền lương dẫn đến bị xử phạt hành chính.
>> Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng người lao động chưa thành niên
>> Mức phạt khi doanh nghiệp không lập Thang lương, bảng lương
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP điểm lại những hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực lao động mà Doanh nghiệp dễ mắc phải sau đây:
Bao gồm các hành vi như:
- Yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Không thông báo kết quả công việc NLĐ đã làm thử theo quy định của pháp luật.
Đối với các hành vi này, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
- Yêu cầu NLĐ thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
- Thử việc quá thời gian quy định;
- Trả lương cho NLĐ trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
- Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với NLĐ.
Theo đó, mức tiền phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và doanh nghiệp buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho NLĐ đối với hành vi vi phạm trên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp kết thúc thời gian thử việc, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc mà doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với NLĐ.
Để thực hiện công việc trên theo đúng quy định pháp luật, mời tham khảo: “Giao kết hợp đồng thử việc trong công ty”
Doanh nghiệp thực hiện hành vi trên thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời, buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Để thực hiện công việc trên theo đúng quy định pháp luật, mời tham khảo: “Giao kết hợp đồng lao động trong công ty”
Mức phạt cao nhất lên đến 150.000.000 đồng cho hành vi vi phạm trên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đồng thời, doanh nghiệp buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Để thực hiện công việc trên theo đúng quy định pháp luật, mời tham khảo: “Trả lương cho người lao động trong công ty”
Mức phạt tiền cao nhất lên đến 100.000.000 đồng cho các hành vi như:
- Trả lương không đúng hạn;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật;
- Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;
- Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.
Theo đó, doanh nghiệp buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Để thực hiện công việc trên theo đúng quy định pháp luật, mời tham khảo:
“Trả lương cho người lao động làm việc vào ban đêm”.
“Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban ngày”.
“Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm”.
Theo đó doanh nghiệp bị phạt đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
- Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định.
Để thực hiện công việc trên theo đúng quy định pháp luật, mời tham khảo: “Các chế độ ngày nghỉ cho người lao động trong công ty”.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Lưu ý quan trọng: Theo quy định của pháp luật về Lao động thì mức phạt tiền được nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Còn cập nhật...
Cơ sở pháp lý:
Thành Đạt