Điều kiện về tài chính đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được Chính phủ quy định cụ thể như thế nào? – Lan Nhi (Đà Nẵng).
>> Quy định về việc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
>> Quy định về tăng vốn điều lệ doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Tại khoản 6 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.”
Theo đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm nêu trên (căn cứ khoản 21 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Điều kiện tài chính để cấp Giấy phép hoạt động DN môi giới bảo hiểm (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Dựa trên quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, điều kiện về tài chính là một trong những điều kiện để doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo đó, Điều 63 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Giấy phép) như sau:
Tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải bảo đảm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp.
- Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật.
Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản chứng minh việc này.
- Trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm thì phải đảm bảo tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và có tổng tài sản không thấp hơn 2 triệu Đô la Mỹ vào năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
- Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên phải có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; tổ chức góp dưới 10% vốn điều lệ phải có báo cáo tài chính năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
- Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
- Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành.
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).