Điều kiện cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 được quy định cụ thể tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
>> Thủ tục Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT, trường dự bị đại học thuộc loại trường chuyên biệt. Nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP, hoạt động giáo dục bao gồm:
- Hoạt động tuyển sinh.
- Tổ chức hoạt động giáo dục.
- Quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
Điều kiện cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 65 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024), điều kiện cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục bao gồm:
(i) Điều kiện về cơ sở, vật chất thiết bị
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một học sinh theo quy định.
- Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.
(ii) Có kế hoạch dạy học, tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình bồi dưỡng dự bị đại học theo quy định.
(iii) Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định bảo đảm thực hiện chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.
(iv) Có đủ nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm duy trì hoạt động và đáp ứng các yêu cầu của chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.
(v) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
>> Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học từ 20/11/2024
>> Thủ tục cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
>> 05 trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học từ 20/11/2024
>> Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học từ 20/11/2024
>> Quy định về giải thể trường dự bị đại học từ 20/11/2024
Điều 3. Vị trí, chức năng của trường dự bị đại học - Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT 1. Trường DBĐH chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở. 2. Trường DBĐH có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước. 3. Trường DBĐH có chức năng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc. Điều 4. Nhiệm vụ của trường dự bị đại học - Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT 1. Tổ chức tuyển chọn; bổ túc kiến thức; bồi dưỡng văn hóa cho học sinh để có đủ trình độ vào học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Quản lý, tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. 3. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của học sinh trong hoạt động giáo dục. 4. Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. |