Ngày 30/12/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 174/2024/NĐ-CP, 15/02/2025 không giải thích rõ ràng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho bên mua bị phạt tới 100 triệu đồng.
>> Đơn cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu cá nhân nước ngoài mới nhất
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 174/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2024, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm bảo hiểm như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm bảo hiểm
…
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vi phạm một trong các hành vi sau:
…
b) Không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15
Như vậy, từ ngày 15/02/2025 doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng.
File Word Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
Từ 15/02/2025 không giải thích rõ ràng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho bên mua bị phạt tới 100 triệu đồng (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
(i) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
(ii) Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
(iii) Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
(i) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
(ii) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
(iii) Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
(iv) Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
- Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
(v) Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.