Các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng từ ngày 20/11/2024 quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
>> Quy định về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài
Căn cứ khoản 2 Điều 90 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024), trường cao đẳng bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Vi phạm một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, bao gồm:
- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định Mục 2.
- Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
(ii) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng được cấp không đúng thẩm quyền.
(iii) Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình.
(iv) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên.
(v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật hiện hành, các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
Trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng từ 20/11/2024 (Ảnh minh họa – nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
(ii) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết.
(iii) Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
(iv) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
(v) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
(vi) Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.
Lưu ý:
- Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(Khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
Xem chi tiết tại bài viết: Điều kiện thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục từ 20/11/2024
Xem chi tiết tại bài viết: 05 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng từ 20/11/2024
Xem chi tiết tại bài viết: 06 trường hợp giải thể trường cao đẳng sư phạm từ 20/11/2024