Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành.
>> Một số lưu ý cho Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
>> Những điều cần biết về Thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Ở bài viết trước, chúng tôi đã gửi đến quý thành viên tổng hợp một số thay đổi về mức hưởng chế độ bảo hiểm của người lao động khi tăng mức lương cơ sở. Và để giúp quý thành viên có thể tiện theo dõi và kịp thời nắm bắt thông tin, chúng tôi xin điểm lại những ảnh hưởng của việc tăng mức lương cơ sở năm 2019 tại Bảng dưới đây.
STT |
ẢNH HƯỞNG |
CÔNG VIỆC LIÊN QUAN |
1 |
Tăng mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế |
|
2 |
Thay đổi mức trợ cấp một lần, mức trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp phục vụ đối với chế độ bệnh nghề nghiệp |
|
3 |
Thay đổi mức trợ cấp một lần, mức trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp phục vụ đối với chế độ tai nạn lao động |
|
4 |
Thay đổi mức trợ cấp mai táng, mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với chế độ tử tuất |
|
5 |
Thay đổi mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Hồ sơ giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. |
6 |
Thay đổi mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và ốm đau |
Hồ sơ giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản. |
7 |
Thay đổi mức trợ cấp một lần khi sinh con, mức trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi |
|
8 |
Tăng mức đoàn phí công đoàn |
Chi tiết sự thay đổi về mức hưởng các loại bảo hiểm, quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Ảnh hưởng của việc tăng mức lương cơ sở năm 2019.
Lưu ý: Mức lương cơ sở không áp dụng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Mức lương cơ sở là mức lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 157/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp dựa trên mức lương tối thiểu vùng để thỏa thuận và trả lương cho người lao động.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Mức lương tối thiểu vùng hoặc tra cứu mức lương tối thiểu vùng tại đây.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: