Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp nào doanh nghiệp bảo hiểm được quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc? Cụ thể là như thế nào? – Vương Khải (Thừa Thiên Huế).
>> Hướng dẫn cách yêu cầu bảo hiểm bồi thường khi bị tai nạn giao thông 2023
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong các trường hợp sau:
(i) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
(ii) Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
(iii) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Bên mua bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật Kiến trúc 2019, Luật số 62/2020/QH14) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Các trường hợp được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, hành khách theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ Điều 5 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
- Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
(Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
(i) Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng:
Chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
- Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Công trình đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và thuộc danh mục dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 (được sửa đổi bởi Luật Thanh tra 2022).
- Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 32 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
(ii) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng:
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
(Căn cứ Điều 41 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
(iii) Bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường:
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
(iv) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với người thứ ba:
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ Điều 54 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).