Không ít trường hợp mà doanh nghiệp thấy trước được kết quả kinh doanh thua lỗ của mình và tìm cách tẩu tán tài sản để trốn tránh các nghĩa vụ tài chính trong trường hợp bị tuyên bố phá sản. Điều này sẽ gây tổn hại đến lợi ích của các chủ nợ. Vì vậy, Luật Phá sản 2014 quy định các trường hợp giao dịch bị vô hiệu như sau:
>> Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư
>> Một số điều cần biết về phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản
Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 59 Luật Phá sản 2014 quy định về giao dịch bị vô hiệu như sau:
Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
- Tặng cho tài sản;
- Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lưu ý: các giao dịch bên trên được thực hiện với những người liên quan (được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 59 Luật Phá sản 2014) trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị coi là vô hiệu.
Những người liên quan là những người có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Vì vậy, những người liên quan thường được doanh nghiệp, hợp tác xã lựa chọn để thực hiện các hành vi tẩu tán tài sản thông qua việc chuyển giao tài sản cho những người này.
Do đó mà quy định của Luật Phá sản 2014 đối với khoảng thời gian bị cấm giao dịch với những người liên quan rộng hơn với những chủ thể còn lại.
Căn cứ Điều 48 Luật Phá sản 2014, các giao dịch bị vô hiệu sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, bao gồm:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động;
- Từ bỏ quyền đòi nợ;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
=> Đối với các giao dịch thuộc các trường hợp bị vô hiệu nêu trên, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày:
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu; hoặc
- Tòa án phát hiện ra các giao dịch này.
Trên đây là quy định về Các giao dịch bị vô hiệu trong thủ tục phá sản. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: