Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và buộc phải tuyên bố phá sản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số điều cần biết về vấn đề phân chia tài sản trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
>> Thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ vũ trường năm 2022
>> Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mới nhất
Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Như vậy, doanh nghiệp phá sản khi đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (kể cả khi không có yêu cầu thanh toán của chủ nợ).
- Bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản (theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014).
Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 64 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bao gồm:
- Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản;
- Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản;
- Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
- Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
- Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và công ty hợp danh (CTHD), đây là hai loại hình doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Vì vậy, tài sản khi mất khả năng thanh toán của hai loại hình này còn bao gồm:
- Tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh;
- Trường hợp chủ DNTN, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những tài sản nêu trên sẽ được phân chia theo thứ tự luật định khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Theo quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 về thứ tự phân chia tài sản như sau:
- Chi phí phá sản (gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định pháp luật);
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Lưu ý: Trường hợp nếu tài sản không đủ để thanh toán cho tất cả các đối tượng trên thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản nêu trên mà vẫn còn thì thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm:
- Chủ DNTN;
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
- Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Cổ đông của công ty cổ phần;
- Thành viên của CTHD.
Trên đây là quy định về Một số điều cần biết về phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: