Nghị định 174/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/02/2025 quy định việc vi phạm quy định về người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ bị phạt lên tới 180 triệu đồng.
>> 03 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm từ 14/02/2025
Căn cứ Điều 10 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, quy định về hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 180 triệu đồng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, Điều 79, Điều 80 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 77, Điều 78 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP;
c) Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản theo quy định của pháp luật, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 136 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
…
Như vậy, từ 15/02/2025 người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà không đủ tiêu chuẩn theo quy định hay việc thay đổi người quản lý mà chưa được chấp thuận bằng văn bản thì sẽ bị phạt từ 140 - 180 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc thực hiện đúng các quy định về người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nêu trên để khắc phục hậu quả.
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
Phạt tới 180 triệu đồng khi vi phạm quy định về người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:
(i) Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo Điều 55 Thông tư 67/2023/TT-BTC.
(ii) Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
(iii) Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
(iv) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
(ii) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
(iii) Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo Điều 56 Thông tư 67/2023/TT-BTC.
(iv) Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
(v) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm.
(vi) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 139 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, nội dung đào tạo môi giới bảo hiểm chủ yếu bao gồm:
(i) Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm.
(ii) Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.
(iii) Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
(iv) Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.