Trong quá trình hoạt động đầu tư, vì nhiều lý do mà chủ đầu tư quyết định chuyển nhượng dự án đầu tư của mình. Vậy thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư diễn ra như nào, điều kiện ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>> Một số điều cần biết về phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản
>> Thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ vũ trường năm 2022
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2020, Dự án đầu tư được hiểu như sau:
- Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Chuyển nhượng Dự án đầu tư là việc Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Dự án đầu tư cho Nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư;
- Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư;
- Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
- Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
- Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 41 của Luật Đầu tư như sau:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện Dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng Dự án đầu tư;
- Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ Dự án đầu tư;
- Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của Nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng: Bản sao Hộ chiếu của Nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập của Nhà đầu tư là tổ chức;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận Nhà đầu tư (nếu có);
- Bản sao Hợp đồng BCC (đối với Dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC);
- Bản sao một trong các tài liệu sau của Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng Dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định nêu trên
Việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trên đây là quy định về Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: