Biến đổi khí hậu là gì? Nhà nước có chính sách gì nhằm hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu? Cụ thể về nội dung này như thế nào? Mong được giải đáp chi tiết – Hoàng Yến (Hà Nội).
>> Tổng cục Thuế tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân trong năm 2024
>> Tất cả Nghị định mới vừa được ban hành trong tháng 4/2024
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Hay nói cách khác, biến đổi khí hậu là tình trạng thay đổi nhiệt độ và các kiểu thời tiết trong thời gian dài.
Biến đổi khí hậu gây nhiều hậu quả và tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và xã hội trên toàn cầu.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Các chính sách hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu từ ngày 01/07/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Hợp tác xã 2023 thì tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thụ hưởng chính sách tiếp cận vốn cụ thể là được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và các định chế tài chính theo quy định của pháp luật vì mục tiêu phát triển bền vững.
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Hợp tác xã 2023, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Hợp tác xã 2023, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ vốn, giống, khoa học và công nghệ khi tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuyển đổi sang sản xuất bền vững, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 18. Tiêu chí thụ hưởng chính sách - Luật Hợp tác xã 2023 1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem xét thụ hưởng chính sách khi đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; b) Phát triển thành viên hoặc tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ hoặc phát triển quỹ chung không chia, tài sản chung không chia hoặc thực hiện giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hoặc mới thành lập tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; c) Có báo cáo kiểm toán trong trường hợp nội dung chính sách có yêu cầu. 2. Tổ hợp tác được xem xét thụ hưởng chính sách khi đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác; b) Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; c) Phát triển thành viên hoặc thực hiện giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hoặc mới thành lập tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, nhiều tổ hợp tác cùng đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì ưu tiên lựa chọn tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo các tiêu chí sau đây: Số lượng thành viên nhiều hơn; số lượng thành viên là người khuyết tật nhiều hơn; số lượng thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số nhiều hơn; số lượng thành viên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn; có phụ nữ làm quản lý, có nhiều thành viên là nữ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ hơn; hoạt động tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; tham gia liên kết hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số vì mục tiêu phát triển bền vững; tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lợi ích cộng đồng dân cư. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |