PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
>> Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng 2023
>> Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường khi có sự cố xây dựng 2023
Bài viết tiếp tục trình bày Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Cách tính số tiền bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp tổn thương bộ phận:
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
Tỷ lệ tổn thương bộ phận được xác định cụ thể trong các trường hợp như sau:
- Tháo khớp cổ chân một bên: tỷ lệ tổn thương là 45%.
- Tháo khớp hai cổ chân: tỷ lệ tổn thương là 81%.
- Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc): tỷ lệ tổn thương là 35%.
- Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff): tỷ lệ tổn thương là 41%.
- Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp:
+ Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°): tỷ lệ tổn thương là 21%.
+ Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân: tỷ lệ tổn thương là 31%.
- Đứt gân gót (gân Achilles):
+ Đã nối lại, không ngắn gân: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
+ Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước: tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
+ Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn: tỷ lệ tổn thương là 26 - 30%.
- Cắt bỏ hoàn toàn xương gót: tỷ lệ tổn thương là 31 - 35%.
- Gẫy hoặc võ xương gót:
+ Vỡ tước một phần phía sau xương gót: tỷ lệ tổn thương là 6 - 10%.
+ Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
+ Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau: tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
- Cắt bỏ xương sên: tỷ lệ tổn thương là 26 - 30%.
- Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Gẫy xương thuyền: tỷ lệ tổn thương là 6 - 10%.
- Gẫy/vỡ xương hộp: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
- Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Tổn thương mắt cá chân:
+ Không ảnh hưởng khớp: tỷ lệ tổn thương là 6 - 10%.
+ Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân.
- Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân:
+ Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng: tỷ lệ tổn thương là 3 - 5%.
+ Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
- Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân:
+ Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
+ Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động: tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
- Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên): tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động:
+ Có dưới 10 mảnh nhỏ: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
+ Có từ 10 mảnh trở lên: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Cụt năm ngón chân: tỷ lệ tổn thương là 26 - 30%.
- Cụt bốn ngón chân:
+ Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I): tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
+ Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón út): tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
+ Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV): tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
+ Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III): tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
- Cụt ba ngón chân:
+ Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
+ Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Cụt hai ngón chân:
+ Cụt hai ngón II + IV hoặc hai ngón III + V hoặc hai ngón IV + V: tỷ lệ tổn thương là 6 - 10%.
+ Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I): tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
+ Cụt ngón chân I và một ngón khác: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Cụt ngón chân I: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
- Cụt một ngón chân khác: tỷ lệ tổn thương là 3 - 5%.
- Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân): tỷ lệ tổn thương là 6 - 10%.
- Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân): tỷ lệ tổn thương là 1 - 3%.
- Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác: tỷ lệ tổn thương là 2 - 4%.
- Cứng khớp liên đốt ngón chân I:
+ Tư thế thuận: tỷ lệ tổn thương là 3 - 5%.
+ Tư thế bất lợi: tỷ lệ tổn thương là 7 - 9%.
- Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I: tỷ lệ tổn thương là 7 - 9%.
- Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác:
+ Cứng ở tư thế thuận: tỷ lệ tổn thương là 1 - 3%.
+ Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng: tỷ lệ tổn thương là 4 - 5%.
- Gẫy xương một đốt ngón chân: tỷ lệ tổn thương là 1%.
- Gẫy gai chậu trước trên: tỷ lệ tổn thương là 6 - 10%.
- Gẫy mào chậu: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
- Gẫy một bên cánh chậu: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu:
+ Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ: tỷ lệ tổn thương là 31 - 35%.
+ Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: tỷ lệ tổn thương là 41 - 45%.
+ Người ở độ tuổi vi thành niên hoặc người già: tỷ lệ tổn thương là 41 - 45%.
- Gẫy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới): tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Gẫy ngành ngang xương mu:
+ Gẫy ở một bên: tỷ lệ tổn thương là 11 - 15%.
+ Gẫy cả hai hên: tỷ lệ tổn thương là 16 - 20%.
- Gẫy ổ chào (Cotyle) khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng): tỷ lệ tổn thương là 21 - 25%.
- Gẫy xương cụt không tổn thương thần kinh: tỷ lệ tổn thương là 3 - 5%.
- Gẫy xương cùng không tổn thương thần kinh: tỷ lệ tổn thương là 5 - 7%.
Quý khách hàng xem tiếp >> Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Phần 17).