Từ ngày 01/7/2023, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (làm việc tại công ty tư nhân) được thực hiện như thế nào? – Hồng Ánh (TP. Hồ Chí Minh).
>> Các ngày nghỉ trong tháng 3/2023 của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ
>> 03 khoản thu nhập từ tiền lương được miễn thuế TNCN năm 2023
Từ ngày 01/01/2023, bảng lương của người lao động (làm việc tại các công ty tư nhân), cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như sau:
Đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương do các bên thỏa thuận; tuy nhiên mức thấp nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
>> Tra cứu mức lương tối thiểu vùng năm 2023 áp dụng đối với người lao động
Các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023 |
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ ngày 01/7/2023 |
Ảnh chụp một phần Bảng lương từ ngày 01/7/2023 đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Một số lưu ý khi thực hiện bảng lương (bảng 2) từ ngày 01/7/2023, như sau:
(i) Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.
(ii) Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
(iii) Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
(iv) Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.
- Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
(v) Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó.
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước từ ngày 01/7/2023 |
Ảnh chụp một phần Bảng lương từ ngày 01/7/2023 đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước
Một số lưu ý khi thực hiện bảng lương (bảng 3) từ ngày 01/7/2023, như sau:
(i) Trong các đơn vị sự nghiệp có sử dụng các chức danh cán bộ, viên chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 2 thì xếp lương đối với cán bộ, viên chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 2. Việc trả lương thực hiện theo quy định của đơn vị sự nghiệp mà cán bộ, viên chức đó đang làm việc.
(ii) Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
(iii) Hệ số lương của các Chức danh nghề nghiệp viên chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
(iv) Cán bộ, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, viên chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.
- Đối với cán bộ, viên chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Đối với cán bộ, viên chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
(v) Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, viên chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 3, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của Chức danh nghề nghiệp viên chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với Chức danh nghề nghiệp viên chức đó.
1. Tổng bí thư: 23.400.000 đồng/tháng.
2. Chủ tịch nước: 23.400.000 đồng/tháng.
3. Chủ tịch Quốc hội: 22.500.000 đồng/tháng.
4. Thủ tướng Chính phủ: 22.500.000 đồng/tháng.
5. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư: 21.600.000 đồng/tháng.
Căn cứ pháp lý: Bảng 2, Bảng 3 nêu trên được lập dựa trên Nghị định 204/2004/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP), khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, Quyết định 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban chấp hành Trung ương; Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.