Từ 1/7/2024 tăng đồng loạt 06 loại tiền lương, khoản trợ cấp theo dự kiến cụ thể là những loại nào?
- Từ 1/7/2024 tăng đồng loạt 06 loại tiền lương, khoản trợ cấp theo dự kiến cụ thể là những loại nào?
- Mức lương hưu sau khi tăng 15% từ 1/7/2024 nhưng có mức hưởng dưới 3,5 triệu thì được điều chỉnh tiếp như thế nào?
- Hiện nay, lương hưu hằng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?
Từ 1/7/2024 tăng đồng loạt 06 loại tiền lương, khoản trợ cấp theo dự kiến cụ thể là những loại nào?
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Căn cứ theo Điều 2 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng quy định như sau:
Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
...
Xem thêm Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng: Tải về.
(2) Thực hiện Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP về quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP về quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 55/2023/NĐ-CP như sau: “1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn)”.
...
Xem thêm Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 75/2021/NĐ-CP về quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP: Tại đây.
(3) Theo Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 8/6/2023 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Căn cứ theo Điều 1 Dự thảo Nghị định Điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ như sau:
...
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9% so với mức chuẩn trợ giúp xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
Xem thêm Dự thảo Nghị định Điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP: Tại đây.
(4) Theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng hiện nay theo 4 vùng như sau: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng, vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng, vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng, vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.
Và theo Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng áp dụng từ ngày 1/7/2024 như sau: Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng, vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng, vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng, vùng là 3.450.000 đồng/tháng.
Dự kiến từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Xem thêm Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Tại đây.
Theo đó, từ 1/7/2024 sẽ tăng đồng loạt 06 loại tiền lương, khoản trợ cấp theo dự kiến cụ thể là:
- Lương hưu;
- Khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- Khoản trợ cấp hằng tháng;
- Khoản trợ cấp ưu đãi người có công,
- Khoản trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội;
- Lương tối thiểu vùng.
>>> Xem thêm:
>> Tại sao điều chỉnh lương cơ sở làm tăng lương nhưng cải cách tiền lương thì chưa chắc?
>> Tăng hay giảm tiền lương khi điều chỉnh 07 bảng lương của cán bộ công chức viên chức và LLVT?
Từ 1/7/2024 tăng đồng loạt 06 loại tiền lương, khoản trợ cấp theo dự kiến cụ thể là những loại nào? (Hình từ Internet)
Mức lương hưu sau khi tăng 15% từ 1/7/2024 nhưng có mức hưởng dưới 3,5 triệu thì được điều chỉnh tiếp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng quy định như sau:
Thời điểm và mức điều chỉnh
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
...
Theo đó, mức lương hưu sau khi tăng 15% từ 1/7/2024 nhưng có mức hưởng dưới 3,5 triệu thì được điều chỉnh tiếp như sau:
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Lưu ý: Việc điều chỉnh trên chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Hiện nay, lương hưu hằng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, hiện nay, lương hưu hằng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?