Khi giao kết hợp đồng lao động, có được giữ chứng chỉ của người lao động không?
Khi giao kết hợp đồng lao động, có được giữ chứng chỉ của người lao động không?
Căn cứ Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo đó người sử dụng lao động không được giữ bản gốc chứng chỉ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy trừ bản gốc thì người sử dụng lao động vẫn có thể giữ chứng chỉ của người lao động dưới dạng bản photo, bản sao y có chứng thực...
Khi giao kết hợp đồng lao động, có được giữ chứng chỉ của người lao động không? (Hình từ Internet)
Giữ bản gốc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Người sử dụng lao động giữ bản gốc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền:
+ Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: người sử dụng lao động phải trả lại bản chính chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Có mấy hình thức giao kết hợp đồng lao động?
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức giao kết hợp đồng lao động như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Theo đó, hiện nay có 03 hình thức giao kết hợp đồng lao động bao gồm:
- Hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
- Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản:
+ Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì giao kết thông qua một người lao động được ủy quyền trong nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
+ Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?