Chấp hành viên thi hành án dân sự có được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ không?

Cho tôi hỏi Chấp hành viên thi hành án dân sự có được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ không? Câu hỏi từ chị M.L (TP.HCM).

Công cụ hỗ trợ là gì?

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Giải thích từ ngữ
...
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
...

Theo đó công cụ hỗ trợ là phương tiện hoặc động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy;

Công cụ hỗ trợ còn dùng để bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Các dạng công cụ hỗ trợ bao gồm:

- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này.

- Bình xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa.

- Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ.

- Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh.

- Động vật nghiệp vụ.

Và công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự khác.

Chấp hành viên thi hành án dân sự có được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ không?

Chấp hành viên thi hành án dân sự có được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ không? (Hình từ Internet)

Chấp hành viên thi hành án dân sự có được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ không?

Theo khoản 9 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Theo đó Chấp hành viên được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ theo khuôn khổ quy định của Chính phủ.

Miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự trong trường hợp nào?

Theo Điều 19 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định:

Miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.

Theo đó Chấp hành viên thi hành án dân sự bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Chấp hành viên nghỉ hưu;

- Chấp hành viên chuyển công tác đến cơ quan khác;

- Hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe của Chấp hành viên gây ảnh hưởng đến hoàn thành nhiệm vụ;

- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên không đảm bảo;

- Không còn đủ tiêu chuẩn để là Chấp hành viên.

Chấp hành viên thi hành án dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm phán có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự mà không qua thi tuyển không?
Lao động tiền lương
Khi nào được miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự?
Lao động tiền lương
Bảng lương Chấp hành viên Thi hành án dân sự mới nhất 2024 quy định ra sao?
Lao động tiền lương
Đương nhiên miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên thi hành án dân sự có được thực hiện việc thi hành án liên quan đến người thân hay không?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên thi hành án dân sự có được kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên thi hành án dân sự có được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào sẽ xem xét miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự?
Lao động tiền lương
Chấp hành viên thi hành án dân sự được sử dụng công cụ hỗ trợ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bị cách chức thì Chấp hành viên thi hành án dân sự trả lại thẻ chấp hành viên cho ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chấp hành viên thi hành án dân sự
355 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấp hành viên thi hành án dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào