Bộ xây dựng mới ra Thông tư Số: 01/2015/TT-BXD ngày 20 tháng 03 năm 2015 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hiện tại UBND tỉnh Đăk Lăk có Quyết định Số: 08/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015 Điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong các Bộ đơn giá xây dựng công trình. Như vậy nếu tôi muốn lập dự toán công trình thì theo văn bản nào ? Xin Sở XD hướng dẫn cụ thể cho tôi. Tôi xin cảm ơn !
Theo mục 3 điều 47 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: 3. Các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình.
Vậy Bộ Xây dựng vui lòng cho biết là các công trình đã khởi công phần móng từ tháng 12/2012 nhưng chưa ký hợp đồng thuê Tư vấn về chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng thì có phải thực hiện chứng nhận này theo 209/2005/ND-CP không? hay có thể không làm phần chứng nhận này theo 15/2013/NĐ-CP (đã khởi công tháng 12/2012)?
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 27/2009/TT - BXD ngày 31/7/2009. Tại điều 22 của Thông tư 27/2009/TT - BXD ngày 31/7/2009 có nói: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2009 và thay thế nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định tại Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005. Vậy khi lập Hồ sơ hoàn công các bên có phải lập theo phụ lục 2: Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành, hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng; và phụ lục 3: danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng theo Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 hay không?
Tôi hiện đang công tác tại Ban quản lý dự án VTC. Công trình của Công ty chúng tôi có chiều cao >50 m. Vậy khi áp dụng định mức được công bố theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng để tính dự toán công tác đổ bê tông, SXLD và tháo dỡ cốp pha, SXLD cốt thép thì tính như thế nào:
- Tính theo từng tầng từ dưới lên áp dụng mã hiệu ứng với chiều cao <=4m, <=16m, <=50m và >50m. Hay:
- Áp dụng mã hiệu ứng với chiều cao >50m cho tất cả các công việc từ cốt +0.00 theo thiết kế cho đến mái công trình.
Mong sớm nhận được trả lời, hướng dẫn của quý Bộ.
Xin trân trọng cảm ơn!
(tôi đã tham khảo rất nhiều công văn, trả lời của Bộ về vấn đề này, Bộ đều trả lời là áp dụng mã trên 50m với tất cả công việc nhưng tôi tìm được công văn số 2359/BXD-KTXD ngày 28-10-2009 của thứ trưởng Trần Văn Sơn ký thì "Bộ Xây dựng đã nhận được công văn số 1254/KHXH-VP ngày 11/9/2009 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình-Phần Xây dựng. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: Tập định mức dự toán xây dựng công trình-Phần Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng áp dụng chiều cao theo từng tầng; vì vậy, việc tính toán áp dụng khi thi công các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây... như đã nêu trong công văn 1254/KHXH-VP ngày 11/9/2009: “tầng hầm và tầng 1 áp dụng chiều cao <= 4m; từ tầng 2 đến tầng 4 áp dụng chiều cao <= 16m, từ tầng 5 đến tầng 12 áp dụng chiều cao <50m và từ tầng 13 trở đi áp dụng chiều cao > 50m” là phù hợp. Căn cứ hướng dẫn trên, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định./."
Vậy áp dụng như thế nào là chính xác nhất?
1. Đối với công trình thuộc ngành Giao thông: Người đứng chức danh "Thiết kế" có cần phải có "Chứng chỉ thiết kế" hay không hay chỉ cần "kỹ sư" là được? (Chức danh "Chủ nhiệm đồ án" đã có người khác đứng theo đúng quy định).
2. Người được công nhận hợp pháp là "Kỹ sư ngành A" thì được đứng chức danh "Chủ nhiệm đồ án" những loại công trình nào của ngành A?
3. Theo khoản 3 Điều 36 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 quy định "Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp", như vậy người được công nhận hợp pháp là "Kỹ sư" thì được làm những công việc nào trong công tác thiết kế?
Xã tôi là một trong hai xã nghèo nhất của huyện Duy Xuyên, đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo và bị thiên tai. Xã cũng đã tổ chức họp dân để phổ biến nội dung này. Nay xin hỏi những quy định về việc họp và phê duyệt các chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách cho vay vốn để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo (vì trong thực tế nhân dân thắc mắc do việc phê duyệt chưa công bằng). Xin cảm ơn luật sư.
Qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản số 622/BĐTCP-TTPA ngày 04/9/2013 của bạn đọc Đỗ Văn Hòa ở địa chỉ email hoavec@gmail.com hỏi về nội dung liên quan đến chi phí thiết kế công trình.
1. Công ty chúng tôi thiết kế cụm 6 công trình thuỷ lợi ở 6 xã khác nhau (các công trình hoàn toàn độc lập). Mỗi công trình đều có hồ sơ thiết kế riêng (bao gồm bản vẽ, thuyết minh dự toán). Theo tiết 2.1 mục 2 phần 1 Quyết định số: 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 thì các công trình trên có thể coi là công trình theo dự án và có được áp dụng định mức chi phí thiết kế ở bảng 3.1 cho từng công trình không?
2. Trong mỗi công trình đều có các hạng mục công trình thuộc các loại khác nhau:
Công trình đầu mối: (Đập Bê tông) - loại 5
Công trình trên kênh: cầu máng, Xi phông - loại 4
Công trình kênh tưới: loại 3
Chúng tôi có được áp dụng định mức thiết kế của các loại công trình trên theo tỷ trọng vốn xây lắp trước thuế của từng hạng mục công trình không?
3. Các công trình thiết kế sửa chữa có được nhân hệ số điều chỉnh k=15 không?
Tại điểm đ khoản 3 Điều 15 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 có quy định: ”Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình”. Vậy kính đề nghị Bộ giải thích giá trị công trình là giá trị nào?
Tôi được giao lập dự toán công trình xây dựng về nhà ở, khi áp dụng định mức xây dựng công trình ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP tôi gặp một số khó khăn sau:
Với một số công tác không quy định chiều cao công trình thì rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, đối với một số công tác có quy định chiều cao công trình như công tác xây công tác bê tông, công tác cốt thép, công tác ván khuôn thì em không biết phải áp dụng định mức như thế nào cho phù hợp. Cụ thể:
Đổ bê tông tường có chiều cao 52, chiều dày < 45m thì tính như thế nào:
Cách 1: áp dụng mã AF.22140 (chiều cao >50m) cho cả khối bê tông.
Cách 2: Tách riêng khối lượng với các chiều cao < 4m, từ trên 4m đến < 16m, trên 16 m đến < 50m và trên 50m sau đó tính theo các mã tương ứng là AF.22110, AF.22120, AF. 22130, AF.22140.
Một vấn đề nữa em muốn hỏi là mốc để tính chiều cao công trình là tính từ mặt đất hay chân móng công trình.
Tôi là cán bộ một Ban Quản lý dự án, hiện nay Sở Tài Chính địa phương nơi tôi đang công tác quyết toán công trình xây lắp, hình thức hợp đồng là hợp đồng trọn gói (Công trình đấu thầu, thực hiện theo Nghị định số 58/2008/NDD-CP ngày 05/5/2008).
Tuy nhiên khi phát hiện khối lượng nghiệm thu (trùng với khối lượng dự toán được duyệt và khối lượng ký kết hợp đồng) nhiều hơn khối lượng trong hồ sơ thiết kế được duyệt thì Sở Tài Chính lại trừ khối lượng thừa này và yêu cầu nhà thầu thi công phải hoàn trả lại cho Chủ đầu tư.
Theo khoản 2, điều 48 - Hình thức hợp đồng trọn gói của Nghị định số 58/2008/NDD-CP thì đối với công việc xây lắp, nếu là hợp đồng trọn gói, sau khi ký hợp đồng khối lượng thực tế nhà thầu thi công hoàn thành công trình theo thiết kế (nhiều hợp hay ít hơn khối lượng trong hợp đồng) không ảnh hưởng đến số tiền thanh toán cho nhà thầu. Vậy, số tiền mà Sở Tài Chính xuất toán có phải nhà thầu chịu không hay Chủ đầu tư phải chịu?.