Hiện tại tỉnh đã công bố đơn giá công tác gạch không nung ban hành ngay 24/6/2015 nhung tôi không biết tuân theo định mức như thế nào, Tôi đã xem DM1776 và DM1901 nhưng không khớp. Kính mong quý sở xd gửi cho tôi 1 file mềm DM công tác gạch không nung đầu mã AE84 vào hòm thư doanthiq*****@gmail.com
Em đang thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Nhơn. Khi lập dự tóan quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ở các phường trực thuộc thị xã thì đơn giá quy hoạch sẽ được tính theo thông tu 01/2013 tại bảng số 10 của phụ lục. Vậy ở các xã trực thuộc thị xã An Nhơn sẽ được tính như thế nào? Mong anh cho ý kiến trả lời sớm nhất.
Chúng tôi là đơn vị đã ký hợp đồng với chủ đầu tư là nhà thầu chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Vậy chúng tôi có được phép ký hợp đồng thí nghiệm chất lượng vật liệu (kéo thép, nén mẫu bê tông…) với nhà thầu thi công xây dựng cho chính công trình đó không?
Em chào chuyên mục. Em có một câu hỏi muốn nhờ chuyên mục giải đáp như sau: Em là một sinh viên sư phạm vừa tốt nghiệp, nay em muốn được tình nguyện lên công tác trên miền núi. Vậy em cần phải có những điều kiện, thủ tục gì và cần liên hệ với cơ quan nào? Em đã gọi vào số điện thoại của Sở Nội vụ Hà Nội nhưng đều không đươc. Em mong sớm nhận được hồi âm của chuyên mục. Em xin cảm ơn!
Người hỏi: Phùng Thị Linh ( 19:37 02/12/2015)
Cơ quan chúng tôi đang được giao nhiệm vụ quản lý một dự án đã được Bộ GTVT duyệt Quyết định đầu tư, hiện tại đang ở bước chọn nhà thầu thực hiện khảo sát thiết kế bước 2 (Thiết kế bản vẽ thi công). Chúng tôi áp dụng định mức công bố theo Văn bản 1751/BXD-VP về việc xác định kinh phí cho công tác lập, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các gói thầu như sau:
1/ Bảo hiểm xây dựng công trình: áp dụng Bảng 17 Văn bản 1751 - cung cấp vật tư thiết bị.
2/ Khảo sát thiết kế BVTC: Bảng 16 - Văn bản 1751 - thi công xây dựng.
3/ Rà phá bom mìn vật nổ: Bảng 16 - Văn bản 1751.
Việc áp dụng trên có phù hợp không? Đề nghị Quý cơ quan xem xét và hướng dẫn!
Chúng tôi đang công tác tại một đơn vị tư vấn xây dựng ở tỉnh và hiện đang tham gia thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực một số công trình tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải vấn đề như sau:
Công tác nghiệm thu bêtông móng được các bên gồm nhà thầu thi công xây lắp, tư vấn giám sát và đơn vị chủ đầu tư thực hiện (xác lập bằng biên bản nghiệm thu) chỉ từ 1 đến 2 ngày sau khi đổ xong bêtông móng. Chúng tôi kiểm tra và cho rằng công tác nghiệm thu bê tông móng chưa phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 và tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 do chưa có (hoặc không có) phiếu kiểm tra chất lượng, cường độ của bê tông đã đổ, hoặc trong trường hợp không có lấy mẫu bê tông để kiểm tra thì việc nghiệm thu bê tông móng (xác lập bằng biên bản nghiệm thu) cần được thực hiện tại hoặc sau thời điểm bê tông đạt cường thiết kế theo lý thuyết. Nhưng đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp và tư vấn giám sát thì cho rằng phải nghiệm thu sau 1-2 ngày kể từ khi đổ bê tông móng xong để có thể thi công phần tiếp theo (viện dẫn điều khoản nghiệm thu đối kết cấu khuất lấp) và để không bị ảnh hưởng tiến độ, việc kiểm tra cường độ bê tông bằng mẫu thử sẽ bổ sung sau hoặc không cần thiết do họ đã có kinh nghiệm thi công rồi. Như vậy, xin hỏi Bộ Xây dựng việc nghiệm thu của nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát và chủ đầu tư nêu trên có phù hợp theo yêu cầu của các tiêu chuẩn đang được áp dụng hay không? Liệu ý kiến của chúng tôi có phù hợp hay không trong quá trình thực hiện kiểm tra và chứng nhận của mình?
Tôi đang kiểm tra hồ sơ đấu thầu của nhà thầu trúng thầu có một điều muốn hỏi quý Viện. Trong phần thuyết minh biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu thì công việc đào đất nền đường, khuôn đường thi công bằng máy, không dùng thủ công; Biện pháp đắp đất công trình thì sử dụng máy đầm lu, trừ một số vị trí không sử dụng máy đầm được thì dùng đầm cóc. Nhưng ở biểu tổng hợp giá dự thầu và đơn giá chi tiết thì nhà thầu lại tính: Khối lượng đào đất nền đường, khuôn đường 60% đào bằng máy, 40% bằng thủ công (đơn giá tổng hợp đào đất nền đường = (M*6+TC*4)/10). Khối lượng đầm đất nền công trình 100% bằng đầm cóc. Vậy quý Viện cho tôi hỏi có được chiết tính lại đơn giá đào đất bằng máy cho tất cả khối lượng đào như theo biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu không? Khối lượng đắp đất bằng đầm cóc có được thay bằng đầm bằng đầm lu không?
Công ty CP xây dựng Trường Sơn, tỉnh Nam Định đang thi công công trình do Ban quản lý dự án chống lụt bão và đê điều Ninh Bình là đại diện chủ đầu tư. Hiện Công ty gặp một số vướng mắc về áp dụng định mức trong công tác làm mặt đường đá dăm kẹp đất và công tác đào móng, theo Quyết định số 1776/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Đại diện Công ty, ông Nguyễn Quốc Việt đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, giải đáp một số thắc mắc sau:
Theo mã hiệu AD 21400, công tác mặt đường đá dăm kẹp đất bao gồm cả việc rải lớp bảo vệ, tuy nhiên trong định mức không nêu rõ lớp rải bảo vệ sử dụng loại vật liệu gì? Chiều dày lớp bảo vệ là bao nhiêu?
Theo mã hiệu AB 25000, trong công tác đào móng có yêu cầu "đào đất đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển". Vậy, phạm vi đổ đúng nơi quy định ở đây là bao nhiêu? Nếu đất đào móng công trình được đổ tại bãi cách 3 km thì có được tính cự ly vận chuyển không?
Năm 2006 có đoàn cán bộ của tỉnh vào hướng dẫn cấp sổ đỏ. Tôi và một số hộ dân có đất rẫy nhưng không được cấp với lý do đất của chúng tôi không có trên bản đồ nên không thể cấp được. Sau đó chúng tôi có lên phòng Tài nguyên Môi trường huyện hỏi thì được trả lời rằng việc đo đạc bản đồ cũng do cán bộ của tỉnh làm nên việc này vượt quá quyền hạn của phòng, phòng sẽ tổng hợp để đề nghị cấp trên. Từ đó đến nay chúng tôi cứ chờ đợi nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Hôm nay được biết Sở tổ chức trả lời thắc mắc của nhân dân. Là người dân chúng tôi rất hoan nghênh việc làm này của Sở Tài nguyên Môi trường. Kính mong quý Sở trả lời để chúng tôi yên tâm.
Công ty cổ phần của ông Hoàng Anh (TP. Hà Nội) có cổ phần chi phối của một doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư xây dựng dự án bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại. Vậy, công ty áp dụng các hình thức quản lý dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế theo nguồn vốn nào?
Cho em hỏi Theo văn bản 1681/SXD-QLXD ngày 25/12/2014 có quy định Năm 2015 khi tính dự toán phải áp dụng vật liệu là gạch xây không nung. Vậy em đang làm dự toán một công trình thiết kế tường dày 220, nhưng theo thông báo giá của sở tài chính kích thước gạch không nung không có loại dày 220, vậy em có thể tính dự toán dùng vật liệu bằng gạch tuy nen được không?
Theo quy định trong Luật Xây dựng 50/2014/QH13:
- Tại Điểm c, Khoản 2 Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng: “Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật”
- Tại Điểm đ, Khoản 2 Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng: “Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng”.
Tuy nhiên, theo quy định trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP: Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: “Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng”.
Vậy tôi xin hỏi, chủ đầu tư hay cơ quan chuyên môn là người trình phê duyệt dự án, trình phê duyệt thiết kế, dự toán?
Theo Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng, Chi phí giám sát thi công xây dựng xác định theo định mức tỷ lệ % và nhân với chi phí xây dựng trong dự toán gói thầu xây dựng được duyệt. Như vậy giá trị dự toán gói thâu Tư vấn giám sát cho dự án sẽ được xây dựng bằng cách cộng số học chi phí Tư vấn giám sát của các gói thầu xây dựng. Khi xây dựng Tổng mức đầu tư cho dự án: Chi phí Tư vấn giám sát được xây dựng dựa trên định mức tỷ lệ % và nhân với Chi phí xây dựng của dự án.
Như vậy cách tính trên có mâu thuẫn không, vì với 1 dự án không thể chỉ có 1 gói thầu xây dựng. Khi đó, sau khi phê duyệt dự toán của các gói thầu xây dựng, sẽ có căn cứ để lập dự toán gói thầu Tư vấn giám sát và dự toán này sẽ lớn hơn chi phí Tư vấn giám sát trong Tổng mức đầu tư, trong khi chi phí xây dựng của dự án không tăng. Với dự án do không có yếu tố trượt giá, không phát sinh khối lượng, do đó trong tổng mức đầu tư không có chi phí dự phòng, lúc này sẽ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do chi phí Tư vấn giám sát tăng. Tôi xin hỏi:
1. Cách tính chi phí tư vấn giám sát theo Quyết định 957/QĐ-BXD có mâu thuẫn không?
2. Cách lập dự toán cho gói thầu Tư vấn giám sát như thế nào?
Hiện nay tôi đang công tác tại Ban QLDA của một địa phương, Ban QLDA chúng tôi trực thuộc sở GTVT, được giao QLDA những dự án do Sở làm chủ đầu tư (vốn ngân sách nhà nước). Ban QLDA tiến hành lựa chọn nhà thầu Tư vấn khảo sát bước thiết kế kỹ thuật lập dự toán, tổng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; để thực hiện kế hoạch đấu thầu 150 Km đường giao thông.
- Thời gian thực hiện công việc:
+ Ký hợp đồng khảo sát thiết kế: tháng 10/2004
+ Phê duyệt dự toán: tháng 10/2005.
Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế và dự toán áp dụng Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 và thông tư 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ Xây dung về việc sửa đổi bổ sung 1 số điểm trong thông tư “Hướng dẫn việc lập và QLCP XDCT thuộc các dự án đầu tư” số 09/2000/TT-BXD. Giá ca máy áp dụng QĐ1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của Bộ xây dựng về việc ban hành bảng giá ca máy và thiết bị xây dựng.
Tuy nhiên, tháng 10/2008 khi Thanh tra kiểm tra có nêu:
- Công tác lập, phê duyệt dự toán (giá gói thầu) không đúng với quy định: áp dụng thông tư 09/1998/TT-BXD và thông tư 07/2003/TT-BXD là không phù hợp mà phải áp dụng thông tư 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT.
- Đoàn thanh tra yêu cầu phải tính lại chi phí chung theo thông tư 04/2005/TT-BXD?
- Chênh lệch giá gói thầu tính lại so với giá trúng thầu của Nhà thầu Đoàn thanh tra đề nghị thu hồi của Nhà thầu, trong lúc quan hệ giữa Ban QLDA với Nhà thầu là Quan hệ hợp đồng kinh tế (có thể coi là dân sự)? Vậy ban QLDA chúng tôi xin được biết việc Đoàn thanh tra đưa ra như vậy có đúng không?
Lâu nay tôi tính dự toán cho ngành CNTT và truyền thông theo đơn giá quy định tại Quyết định số 23/2005/QĐ-BBCVT ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc ban hành định mức xây dựng cơ bản công trình chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông; nay TT Số: 02/2009/TT-BTTTT công bố văn bản trên hết hiệu lực . Vây Xin quý Bộ cho biết văn bản nào thay thế văn bản trên Xin trân trọng cảm ơn.
Độc giả: Dương Kim Nga - TP Hà Tĩnh
ng****@hatinh.gov.vn
Ông Đỗ Thương (Hà Nội) hỏi: Trường hợp dự toán xây dựng công trình đã duyệt với tỷ lệ chi phí dự phòng là 5% thì tỷ lệ này trong dự toán gói thầu thi công xây dựng là bao nhiêu? Có thể lấy giá trị bất kỳ và không vượt 5% có được không?
Ông Thương cũng muốn biết, thành phần chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng có phải gồm 2 yếu tố là dự phòng cho khối lượng phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá như trong chi phí dự phòng dự toán xây dựng công trình không?
Nếu dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm 2 yếu tố là dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá, vậy trường hợp gói thầu quy mô nhỏ phải áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói thì dự phòng cho khối lượng phát sinh này là phát sinh trong hay ngoài thiết kế?
Ông Vũ Mạnh Hà (Hà Nội) hỏi: Giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là giá nào và giá gói thầu là giá nào? Giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu có phải là giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không? Nếu không thì có phải làm quyết định phê duyệt lại giá gói thầu và đăng tải công khai không?
Ông Trương Ngọc Sơn (Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) thắc mắc: Huyện Mường Lát thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở vào mùa mưa, UBND huyện cho ứng trước dự toán năm 2010 để bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đường giao thông Piềng Tật, Na Hào, xã Mường Chanh và tường kè chống sạt lở trụ sở UBND xã Mường Chanh. Ông Sơn muốn biết: Việc ứng trước dự toán như trên có đúng với quy định không và có phải trình cơ quan cấp trên quyết định không?
Kính chào Quý cơ quan!
Tôi tên là Đặng Vũ Long. Tôi đang có một số thắc mắc về thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng. Kính mong Quý cơ quan giải đáp dùm tôi
Tôi tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp năm 2003 chuyên nghành xây dựng công trình thuỷ lợi và công tác ở công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi từ năm 2004. Từ đó đến nay tôi cũng đăng ký hoạt động xây dựng và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Năm 2008 tôi được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuỷ lợi lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện.
Năm 2013 tôi tốt nghiệp đại học thuỷ lợi chuyên ngành “xây dựng công trình thuỷ “
Vậy cho tôi hỏi theo điều 4, thông tư 12/2009.Thời gian hoạt động xây dựng đến nay là 10 năm có được tính thời gian kinh nghiệp không Và tôi có được xem xét cấp chứng chỉ “giám sát thi công xây dựng” bậc kỹ sư và chứng chỉ “hành nghề kỹ sư thiết kế công trình thuỷ lợi” không.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người gửi: Đặng Vũ Long