Theo quy định của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì "Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt". Nhưng vừa qua, khi tôi trình thiết kế cơ sở dự án cho Sở Xây dựng thẩm định thì Sở Xây dựng lại yêu cầu tôi phải ký Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở trước khi trình thẩm định (Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở phải đính kèm trong hồ sơ thiết kế cơ sở khi trình thẩm định). Vậy, việc Sở Xây dựng yêu cầu phải ký Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở trước khi trình thẩm định là đúng hay không?
Công ty chúng tôi là công ty xây dựng 100% vốn cổ phần tư nhân và hiện đang tiến hành thi công công trình xây dựng (cải tạo, sửa chữa, nâng cấp) cho một công ty Cổ phần khác (100% vốn cổ phần tư nhân). Tôi xin hỏi như sau:
1. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của chúng tôi có chức năng thiết kế và thi công công trình. Vậy công ty chúng tôi có thể vừa là đơn vị thiết kế vừa là đơn vị thi công công trình nói trên được không? Trong trường hợp nào thì đơn vị thiết kế và đơn vị thi công phải là 2 pháp nhân độc lập?
2. Khi kết thúc công trình xây dựng thì cần có những thủ tục gì?
Chúng tôi quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Giao Long - Bến Tre. Dự án Khu công nghiệp Giao Long Bến Tre được phệ duyệt tại thời điểm Nghị định 52/CP có hiệu lực khi triển khai bước thiết kế, thiết kế một bước (thiết kế kỹ thuật - thi công) nay khi điều chỉnh một số quy mô dự án và điều chỉnh tổng mức đầu tư Quyết định mới căn cứ Nghị Định 16/CP Quyết định mới đã thay thế Quyết định cũ mà dự án cũ không thực hiện thiết kế cơ sở.
Hỏi vậy khi triển khai các hạng mục còn lại, áp dụng hình thức thiết kế nào cho đúng phù hợp với Nghị định 12/CP?
- Đơn vị tôi đang quản lý các dự án phục hồi trùng tu di tích nên liên quan đến công việc chống mối. Vậy đơn vị tôi có thể áp dụng các định mức-đơn giá chống mối của Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam được ban hành hàng năm có được không? Nếu không thì có thể áp dụng tập định mức nào?
- Hiện nay đơn vị tôi đang được có 1 dự án đã được phê duyệt bao gồm 2 hợp phần:
+ Hợp phần tu bổ và tôn tạo di tích. TMĐT: 497.634 (triệu đồng)
+ Hợp phần bồi thường,GPMB và tái định cư. TMĐT: 784.380 (triệu đồng)
Đơn vị tôi được giao làm Chủ đầu tư Hợp phần tu bổ và tôn tạo di tích với TMĐT: 497.634 (triệu đồng). Còn Hợp phần bồi thường,GPMB và tái định cư do 1 đơn vị khác làm Chủ đầu tư.
Như vậy theo khoản 4,điều 2, Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 10/2/2009 thì từng dự án thành phần hoạt động độc lập.
Tôi muốn hỏi:
Hiện nay công việc thiết kế được thực hiện theo gói thầu (vì do nguồn vốn hạn chế và do công tác GPMB, TĐC chưa hoàn thành) . Theo Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng ,thì định mức tỷ lệ (%) của chi phí thiết kế được tính theo chi phí xây dựng của dự án hay theo chi phí xây dựng trong gói thầu được duyệt?
Năm 2002 cơ quan tôi có ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn để thiết kế các hạng mục thuộc mạng hạ tầng kỹ thuật thuộc 01 Khu Công nghiệp, bao gồm các hạng mục: Đường giao thông; san nền; cổng, tường rào; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải (tiến độ thực hiện hợp đồng là 150 ngày). Các hạng mục: Đường nội bộ; san nền; cổng tường rào đã được đơn vị tư vấn lập và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt (thời gian đảm bảo theo hợp đồng) theo đó định mức chi phí thiết kế được lấy theo qui định tại thới điểm đó (quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001). Các hạng mục còn lại (hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải) đơn vị tư vấn đã lập xong, bàn giao cho Chủ đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên chưa được thẩm định, phê duyệt.
Trong hợp đồng ký kết giữa hai bên có kèm theo bảng dự toán kinh phí thiết kế được tính trên cơ sở định mức lấy theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 và theo điều khoản của Hợp đồng thi giá trị quyết toán căn cứ vào khối lượng thực hiện, kết quả phê duyệt dự toán và các văn bản quy định hiện hành. Đồng thời hợp đồng cũng nêu rõ: Lập dự toán để thay đổi bổ sung hợp đồng được lập dựa trên cơ sở khối lượng thực tế và định mức giá tại thời điểm lập và được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đến năm 2009, các hạng mục còn lại nêu trên đã đủ điều kiện để lập thiết kế. Chủ đầu tư đã yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục thực hiện thiết kế các hạng mục còn lại trên. Theo hồ sơ thiết kế được đơn vị tư vấn lập thì đơn giá, định mức dự toán thiết kế được lấy theo qui định hiện hành, trong đó định mức thiết kế lấy theo Công văn số 1751/BXD-VP và Quyết định số 957/QĐ-BXD. Nhưng khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì đề nghị lấy theo định mức tại thời điểm ký hợp đồng (là vào năm 2002 áp dụng định mức thiết kế theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001).
Vậy, trong trường hợp như trên thì định mức chi phí thiết kế các hạng mục còn lại trên được áp dụng theo qui định nào?
Mục 3.3.2 quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 có quy định “Chi phí thiết kế được xác định bằng tỷ lệ (%) (định mức tại quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt”.
1. Hiện nay Ban đang tính toán chi phí thiết kế hạng mục: Khảo sát, TKKT; BTVT-DT dự án Hồ chứa nước Nậm Cắt tỉnh Bắc Kạn gồm nhiều loại công trình: Thuỷ lợi (Đập chính, đập phụ, tràn, cống); Giao thông (đường); Dân dụng (Nhà quản lý); Công nghiệp (điện; cơ khí). Khi tính giá trị dự toán thiết kế phí công trình thuỷ lợi (Đập chính, đập phụ, tràn, cống) Ban lấy định mức % của công trình thủy lợi (Tra tại bảng 10 và 11 định mức chi phí thiết kế công trình thuỷ lợi ứng với chi phí xây dựng đã bao gồm Đập chính, đập phụ, tràn, cống) rồi nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế VAT) của từng hạng mục hay áp dụng định mức % riêng cho từng hạng mục công trình công trình rồi nhân với giá trị xây lắp (chưa có VAT)?
2. Ngày 21/9/2007 Bộ Xây dựng đã banh hành quyết định số 26/2007/QĐ-BXD về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Trong danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ có định mức dự toán Khảo sát xây dựng (ban hành kèm theo quyết định 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005 của Bộ Xây dựng). Hiện nay tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành bộ đơn giá khảo sát xây dựng theo định mức mới (1779/QĐ-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng; bộ đơn giá cũ được xây dựng trên định mức đã bị bãi bỏ 28/2005/QĐ-BXD). Vậy khi lập dự toán khảo sát dự án trên có được áp dụng bộ đơn giá cũ rồi điều chỉnh hệ số nhân công theo các thông tư hướng dẫn hay phải xây dựng đơn giá trên cơ sở định mức mới (định mức 1779) và các quy định về tiền lương hiện hành?
Công ty chúng tôi vừa thiết kế xong 1 công trình: Nhà công vụ giáo viên (khoản 192m2) thuộc đề án kiên cố hoá trường học 2008-2012. Khi CĐT trình thẩm định hồ sơ thiết kế thì phòng thẩm định phê duyệt chi phí lập BC KTKT theo chi phí thiết kế mẫu (tức chi phí lập BC KTKT = Gxl x 2.58% x 0.36%) như vậy là cơ quan thẩm định trên đã thẩm định phù hợp chưa? Và theo hướng dẫn nào?
CĐT ban đầu có yêu cầu chúng tôi lấy kiến trúc và kích thước theo mẫu do BXD Ban hành Tập thiết kế mẫu Nhà ở Công vụ cho giáo viên phục vụ Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, còn phần khác như tổng dự toán, lập BC KTKT ... thì chúng tôi lập mới và lập lần đầu, như vậy thì công trình chúng tôi thiết kế trên có được xem là mẫu không? và chúng tôi sẽ nhận chi phí lập BC KTKT như thế nào là phù hợp?
Công ty chúng tôi nhận thiết kế Bản vẽ thi công công trình dân dụng là toà nhà Văn phòng. Yêu cầu thiết kế cho toà nhà có cả thang máy và hệ thống điều hoà không khí, máy phát điện dự phòng. Vậy cho tôi hỏi:
1. Chi phí thiết kế BVTC cho phần điều hoà không khí, thang máy và máy phát điện dự phòng có được coi là một phần của chi phí xây dựng để áp dụng định mức chi phí tư vấn thiết kế quy định tại công văn số 1751/BXD-CV ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hay không?
2. Nếu phần điều hoà không khí, thang máy và máy phát điện dự phòng không được coi là một phần của chi phí xây dựng thì có nghĩa thuộc phần chi phí thiết bị vậy chi phí tư vấn thiết kế cho phần này được tính như thế nào? Có phải lập dự toán cho phần chi phí thiết kế này hay không?
1. Về chi phí thiết kế bản vẽ thi công
Chúng tôi đang thực hiện thiết kế bản vẽ thi công san nền khu công nghiệp, xung quanh khu vực san nền có thiết kế mương hở để thoát nước khu công nghiệp và khu vực xung quanh, đồng thời tạo sự cách ly giữa khu công nghiệp với khu vực lân cận, kết cấu mương được đắp bằng đất. Theo lập dự án đầu tư xây dựng công trình đã được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt, tuyến mương trên chỉ là một hạng mục con của công trình san nền. Hiện nay, khi thực hiện bước thiết kế BVTC, đơn vị tư vấn tách tuyến mương thoát nước thành một công trình riêng không phải là hạng mục của công trình san nền và áp dụng thiết kế phí thuộc loại hình công trình hạ tầng đối với tuyến mương trên.
Vậy, việc tách riêng tuyến mương thoát nước ra khỏi công trình san nền của đơn vị tư vấn như trên là đúng hay sai. Nếu đúng thì thiết kế phí cho tuyến mương được tính như thế nào (vì đây chỉ là mương đắp bằng đất và thường xuyên phải duy trì một lượng nước nhất định trong lòng mương để tạo sự cách ly cho khu công nghiệp).
2. Về áp dụng đơn giá xây dựng công trình
Khi tiến hành bóc hữu cơ để chuẩn bị mặt bằng thi công công trình, chúng tôi dùng máy ủi tập kết hữu cơ vào một khu vực, sau đó dùng máy xúc để xúc lên phương tiện vận chuyển. Vậy, công tác xúc hữu cơ lên phương tiện vận chuyển thì áp dụng mã hiệu đơn giá nào là hợp lý. Kính mong sớm nhận được sự giải đáp của quý Vụ để Công ty chúng tôi thực hiện dự án theo đúng quy định và đảm bảo tiến độ.
CityLand hiện đang gặp vướng mắc trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm và/hoặc nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu trong việc phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, cụ thể:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 112 Luật Xây dựng 2014 quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư “d. kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.” và điểm b khoản 2 điều 113 Luật Xây dựng 2014 quy định nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng “b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;”
Tuy nhiên:
Tại điểm b khoản 6 điều 24 Nghị định 15/2013/NĐ – CP quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư “b) Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;” và khoản 5 điều 25 Nghị định này quy định trách nhiệm của nhà thầu xây dựng “ 5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.”
Như vậy, trong trường hợp này có sự mâu thuẫn giữa quy định của Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 15/2013/NĐ – CP về trách nhiệm và/hoặc nghĩa vụ phê duyệt thiết kế biện pháp thi công thuộc nhà thầu xây dựng hay thuộc chủ đầu tư?
Do đó, nhằm bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật và bảo đảm quyền lợi của Cityland, kính đề nghị Quý Cơ quan hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật trong trường hợp này.
Rất mong Quý Cơ quan xem xét trả lời.
Người gửi: HOÀNG THỊ LỆ CHI |
Kính gửi; sở xây dựng Tp. HCM
tôi có một vấn đề xin hỏi sở xây dựng trả lời giúp.
- Việc áp dụng quy chuẩn trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế. vậy tiêu chuẩn thi công, tiêu chuẩn hoàn thiện, tiêu chuẩn vật liệu... có áp dụng trong hồ sơ lập dự án và thiết kế không. Và cần trả lời rõ ràng, chính xác.
Văn bản nào quy định?
Xin chân thành cảm ơn
Người gửi: Võ Hà Minh Duy
Tôi tốt nghiệp kỹ sư Đầu máy- Toa xe khoa cơ khí trường ĐHGTVT (tốt nghiệp năm 2003)
Khi tốt nghiệp tôi làm việc tại Xí nghiệp Đầu Máy Sài Gòn (4 năm). Sau đó chuyển sang làm tư vấn đường sắt. Hiện tôi đang tham gia tư vần các tuyến đường sắt đô thị TPHCM (2,4,5). Xin Quý Sở cho biết Tôi có đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ "giám sát lắp đặt thiết bị" không ạ hoặc chứng chỉ nào tương đương?
Mong tin từ Quý Sở!
Trân trọng!
Người gửi: Ngô Thị Đẹp
Cho tôi hỏi tôi có căn nhà cấp 4 hiện đang sử dụng có giấy chủ quyền nhà. Nay tôi muốn xây thêm gác cho tiện sinh hoạt trong gia đình vậy tôi có phải làm thủ tục xin phép ở đâu?
Kính gửi Quý cơ quan,
Tôi lấy CCHN GS Xây dựng và Thiết kế từ năm 2006, nay đã hết hạn (5 năm)
vậy thủ tục để tôi đổi các CCHN trên là như thế nào?
Xin cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Đức Phước
Ban Quản lý dự án xây dựng NNPTNT tỉnh Nam Định đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số vướng mắc trong quá trình lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để tính hệ số hao hụt vật liệu đối với công tác trải vải lọc, tư vấn thiết kế đã áp dụng định mức số hiệu AL.16121 trong định mức ban hành kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng và cho rằng hệ số hao hụt vật liệu trong số hiệu nêu trên chưa tính đến mối nối giữa các tấm vải liên tiếp nhau và gấp chồng kỹ thuật đề phòng biến dạng lún cục bộ do xói ngầm. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán cho rằng hệ số hao hụt vật liệu trong định mức đã bao gồm các loại hao hụt trên. Ban Quản lý dự án đề nghị được giải thích rõ về thành phần hao phí của vải lọc theo mã hiệu định mức AL.16121 nêu trên.
Thắc mắc của ông Lục Xuân Vượng như sau: Theo văn bản hướng dẫn số 150/BXD-KTXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo và giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng; căn cứ tình hình biến động giá của địa phương để tổ chức xác định và công bố kịp thời hệ thống giá xây dựng, giá VLXD, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thiết bị thi công phổ biến... Tuy nhiên, Quyết định số 2286/2010/QĐ-UBND ngày 27/10/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn lại quy định: Sở Xây dựng hàng tháng trên cơ sở thông báo giá gốc, vật tư, VLXD của các huyện, thị xã báo cáo, tổng hợp công bố giá VLXD trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, vận dụng để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình... Ông Vượng cho rằng, Quyết định số 2286/2010/QĐ-UBND của tỉnh Bắc Kạn có điểm không thống nhất với hướng dẫn tại Văn bản số 150/BXD-KTXD vì chỉ quy định hàng tháng Sở Xây dựng công bố giá VLXD trên cơ sở tổng hợp báo giá của các huyện, thị xã gửi về, thiếu phần công việc Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở liên quan, căn cứ tình hình biến động giá của địa phương tổ chức xác định và công bố kịp thời hệ thống giá xây dựng công trình. Ông Vượng đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn cụ thể vấn đề công bố giá VLXD tại địa phương.
Bố tôi đi bộ đội thời kỳ chống Mỹ cứu nước bị địch bắt tù, đày giam ở nhà lao Quy Nhơn từ năm 1970, đến 1974 thì được thả tự do. Sau đó, ông tiếp tục công tác ở địa phương đến khi về hưu. Nay, tôi muốn lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến (HĐCM, HĐKC) bị địch bắt tù, đày cho bố tôi, vậy tôi phải cần có những hồ sơ gì?
Ông tôi là bộ đội, trong lý lịch quân nhân xác lập năm 1978 có kê khai tham gia bộ đội từ năm 1965, đến năm 1967 bị địch bắt tù, đày giam giữ ở nhà lao Quy Nhơn, sau đó chuyển vào nhà lao Phú Quốc, đến năm 1973 mới được trao trả. Năm 1995, ông tôi qua đời mà chưa được hưởng chế độ dành cho người bị địch bắt tù, đày. Vậy nay có được xem xét giải quyết chế độ không?