Tự thực hiện thẩm tra công trình
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế là để phục vụ cho việc thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Do đó, chủ đầu tư không phải thực hiện các thủ tục về đấu thầu như đã nêu tại công văn, mà có thể căn cứ vào kết quả đàm phán hợp đồng giữa các bên để ký kết hợp đồng.
Thời gian thực hiện thẩm tra phải căn cứ theo hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn. Để tránh kéo dài thời gian thẩm tra, đối với công trình có nhiều hạng mục có thể thực hiện thẩm tra lần lượt từng hạng mục công trình trong quá trình thiết kế.
Với các công trình điện cấp II có quy mô nhỏ, tính chất đơn giản khi thực hiện sửa chữa, cải tạo nếu không làm thay đổi về: địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu chính của kết cấu chịu lực chính, biện pháp tổ chức thi công làm ảnh hưởng tới an toàn chịu lực của công trình thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, thẩm tra thiết kế theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây dựng về việc quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?