Tra cứu hỏi đáp lao động

Hỏi đáp pháp luật Chế độ thai sản của lao động nữ phải nghỉ dưỡng thai 16:25 | 25/08/2016

Em bắt đầu làm việc cho một doanh nghiệp từ 01/01/ 2016, được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ đến nay. Em mang thai từ tháng 4/2016. Trong kỳ khám thai ngày 20/7/2016, bác sỹ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội yêu cầu em phải nghỉ dưỡng thai. Đề nghị các anh/chị cho biết khi sinh con em có được hưởng chế độ thai sản hay không? Nếu được thì thời gian được hưởng là bao nhiêu và em phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì?

Hỏi đáp pháp luật Sa thải và bắt người lao động bồi thường thiệt hại trong thời gian nghỉ phép có đúng không? 16:22 | 25/08/2016

Tôi đang làm việc cho công ty A. Tháng 9 vừa rồi, tôi có xin phép công ty cho nghỉ không lương thời gian 03 tháng để về quê sắp xếp việc gia đình. Trong thời gian nghỉ phép, Công ty tôi đồng ý chấp nhận anh M vào làm thay tôi và anh M cũng đã có thời gian thử việc là 01 tháng. Trong một sơ suất, anh M đã vô ý làm cháy các ổ điện dẫn đến thiệt hại cho công ty, ước tính tổng cộng 20 triệu đồng. Sau đó anh M bỏ trốn đến giờ vẫn chưa liên lạc được. Sau khi hết thời gian nghỉ phép, tôi quay trở lại làm việc thì nhận được quyết định sa thải và buộc tôi phải thay anh M bồi thường thiệt hại. Như vậy, công ty ra quyết định sa thải tôi là trái pháp luật phải không luật sư? Tôi có phải có trách nhiệm bồi thường như công ty đã nêu vì anh M là làm thay phần việc của tôi không?

Hỏi đáp pháp luật Sa thải lao động nữ trong thời gian thai sản 16:22 | 25/08/2016
Trong thời gian mang thai, do thai yếu và sức khỏe của em không đảm bảo nên em đã tự ý nghỉ một tuần làm việc trong tháng 02/2014 để điều trị tại bệnh viện. Sau khi quay trở lại công ty thì nhận được quyết định sa thải của công ty. Luật sư cho em hỏi quyết định của công ty đối với em như vậy có đúng không? Em có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Hỏi đáp pháp luật Sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 16:22 | 25/08/2016

Công ty tôi có 4 chi nhánh. Tại chi nhánh A có 1 công nhân tên là Nguyen Thi B đã bỏ việc từ ngày 28/4/2012 cho đến nay (1/6/2012). - Cán bộ phụ trách tổ chức chi nhánh A (CN A)có đến nhà tìm hiểu nguyên nhân. Được người nhà báo lại là Chị B bỏ nhà đi mất không liên lạc được cho đến nay. - Cán bộ tổ chức CN A có gửi thư mời đến đơn vị để làm việc, nhưng không liên hệ được với Chi B, người nhà cũng không nhận thư dùm. Lí do: không xem Chi B là người trong gia đình nữa và cũng không liên lạc được - Lần thứ 2, cán bộ CN A tiếp tục đến gửi thư mời cho Chi B nhưng cũng không gặp và được Bố của chị B ghi xác nhận là Chi B bỏ nhà đi không liên lạc được. - Sau cùng CN A lập biên bản về việc Chi B bỏ việc từ 28/4 đến 1/6/2012 không có lý do và làm báo cáo gửi về Công ty xử lý. Luật sư cho tôi hỏi:  - Xử lý Chị B như thế nào? Kỷ luật hay chấm dứt HĐLĐ với chi B với lý do Chi B đơn phương chấm dứt hđlđ trái pháp luật? - Trường hợp xử lý kỷ luật công ty gửi thư mời như thế nào? Vì người nhà sẽ không nhận (vì chi B bỏ nhà đi ko liên lạc được), có cần phải mời 3 lần nửa hay không?  + Nếu công ty đề nghị chính quyền địa phương (ấp) xác nhận chị B bỏ nhà đi không liên lạc được. Sau đó công ty họp xét kỷ luật (không phải gửi thư mời 3 lần) có được không? Như vậy công ty có vi phạm pháp luật không?  + Nếu nhờ địa phương xác nhận công ty làm công văn hay đơn xác nhận thông thường chỉ địa phương xác nhận không cần chữ ký của công ty có được không? Trân trọng kính chào Luật sư

Hỏi đáp pháp luật Không được sa thải lao động nữ đang mang thai 16:22 | 25/08/2016

Em có ký hợp đồng lao động với công ty, hợp đồng có thời hạn từ 1-6-2015 đến 30-6-2016. Tới ngày 7-12-2015 thì công ty quyết định cho em thôi việc. Thời điểm này em đang mang thai. Việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ đang mang thai có được không? Em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6-2015 đến 11-2015 là được 6 tháng, em dự sinh vào 9-3-2016. Như vậy, em có được hưởng chế độ thai sản không thưa luật sư?

Hỏi đáp pháp luật Giải quyết việc sa thải lao động trái pháp luật 16:22 | 25/08/2016

Xin được hỏi luật sư, em bị sa thải trái luật cả về căn cứ và thủ tục. Quyết định sa thải vào tháng 10-2014, nếu tháng 8-2015, em làm đơn khởi kiện thì việc đòi bồi thường do sa thải trái luật sẽ áp dụng theo Nghị định mới 05/2015 hay Nghị định 41/CP? Mức lương trong hợp đồng lao động của em là 4.000.000 đồng và em đã có quyết định nâng lương lên 4.500.000 đồng. Thực tế trong bảng lương, tổng thu nhập của em 6 tháng trước khi nghỉ việc đều khoảng trên dưới 5 triệu đồng. Vậy mức lương em yêu cầu bồi thường trong thời gian bị nghỉ là trung bình lương 6 tháng cuối cùng hay là mức 4 triệu đồng? Em có yêu cầu công ty phải trả cả tiền BHXH, BHYT là 22% x 4 triệu x 10 tháng , như vậy có đúng không? Ngoài ra, em còn được yêu cầu bồi thường những gì nữa?

Hỏi đáp pháp luật Quy định của công ty về việc lao động nữ có thai trong thời gian 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng sẽ bị sa thải 16:22 | 25/08/2016

Sau khi hết thời gian thử việc, chuẩn bị ký hợp đồng vào làm việc chính thức thì tôi thấy trong hợp đồng có quy định đối với lao động nữ là trong thời gian 02 năm kể từ ngày được nhận vào làm việc nếu lao động nữ có thai sẽ bị sa thải. Xin quý báo cho tôi được biết quy định trên của công ty có vi phạm pháp luật hay không ? Quy định pháp luật về vấn đề này ?

Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp thôi việc khi người lao động bị sa thải 16:21 | 25/08/2016

Kính chào Luật sư: Cho phép tôi được hỏi: nếu người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo khoản 3, Điều 125 vì nghỉ quá 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Theo Bộ luật 2002 trước đây thì vẫn được hưởng. Xin cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Sa thải lao động lý do "không chấp hành sự phân công, điều hành của công ty" 16:21 | 25/08/2016

Kính hỏi Luật sư, Nhờ luật sư tư vấn giúp dùm Hiện tại ở cty tôi có một trường họp khó xử  Sự việc vừa qua khi tôi họp công bố quyết định của Giám đốc phân công nhiệm vụ cho nhân viên. Có môt anh từ phó giám đốc nhà máy xuống làm phó quản đốc nhà máy thì anh này nộp đơn xin thôi việc ngay buổi họp với lý do là sức khoẻ. Khi tôi báo cáo sự việc với giám đốc thì giám đốc yêu cầu tôi làm quyết định sa thải với lý do không chấp hành sự phân công, điều hành của cty và cũng không giải quyết trợ cấp thôi việc. Cho tôi ý kiến việc Quyết định như thế có đúng không, có phù hợp không?

Hỏi đáp pháp luật Người lao động bị kỷ luật sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo theo Điều 62 BLLĐ không? 16:21 | 25/08/2016

Em có một vấn đề nữa xin được tư vấn ạ: Công ty em có tổ chức đào tạo thêm cho NLĐ tùy theo vị trí công việc. Vậy theo Luật LĐ 2012, khi người lao động bị kỷ luật sa thải có phải hoàn trả lại chi phí đào tạo không? Xin nêu luôn văn bản hướng dẫn cho em với ạ. Em xin cám ơn luật sư và các thành viên.

Hỏi đáp pháp luật Xin hỏi về việc sa thải người lao động đang có thai 16:21 | 25/08/2016

Xin luật sư cho biết: công ty em muốn sa thải người lao động vì lý do vi phạm kỷ luật và gây thiệt hại về lợi ích của công ty theo khoản 1 điều 126 BLLĐ. Nhưng người lao động đang có thai tháng thứ 03 có được không ạ? Em không thấy điều nào nói về không được sa thải người lao động khi đang mang thai cả? Xin cảm ơn luật sư!

Hỏi đáp pháp luật Sa thải lao động do không hoàn thành nhiệm vụ 16:21 | 25/08/2016

KÍNH THƯA LUẬT SƯ Chị TÔI làm việc tại Công ty C có ký hợp đồng xác định thời hạn 3 năm kể từ ngày 10-4-2012, với công việc là nhân viên tiếp thị bán hàng. Ngày 20-2-2013, Công ty C đã có văn bản nhắc nhở chị TÔI vì không hoàn thành công việc được giao. Trong bản kiểm điểm, chị TÔI cũng đã thừa nhận những khuyết điểm của mình trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2013. Ngày 2-5-2013, Công ty ra Quyết định 678/QĐ về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị TÔI với lý do không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Hỏi: - Công ty C đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị TÔI đúng hay sai? Tại sao? - Nếu sai, phải xử lý với hình thức gì mới đúng. Tai sao? Luật sư tư vấn giúp em. Cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Bồi thường cho người lao động bị sa thải 16:21 | 25/08/2016

Công ty tôi có sa thải một người lao động vì anh này đã vi phạm kỷ luật 3 lần, 2 lần đầu là do may sai hàng hóa nhiều, lần thứ 3 là do anh ta báo cáo sản lượng may cao hơn thực tế mà anh ta may được (để lãnh được nhiều lương hơn, vì Công ty áp dụng hình thức khoán sản phẩm). Tuy nhiên, khi sa thải thì Công ty lại không báo trước cho anh ta 30 ngày (vì đã ký hợp đồng lao động 1 năm). Trong biên bản vi phạm thì anh này lại không chịu ký. Tuy nhiên, có tổ trưởng và người phân phối hàng làm chứng (có bản tường trình). Trong phiên họp xét kỷ luật bao gồm: Đại diện lãnh đạo Nhà máy, Chủ tịch Công Đoàn cơ sở, Người lập biên bản và những người làm chứng (không có người vi phạm kỷ luật), sau khi dò hỏi các tổ trưởng thì không tổ nào chịu nhận anh này về làm ở tổ mình. vì vậy, cuộc họp đã đi đến kết luận "chấm dứt hợp đồng lao động" với anh này vì vi phạm kỷ luật nhiều lần, vi phạm vào điều lấy cắp tài sản của Công ty. Khi anh này làm đơn khiếu nại lên Liên đoàn Lao động huyện, Công ty đã cử người lên giải quyết bằng 2 cách: Cách 1: Đền bù cho anh này một tháng lương theo mức bình quân thực lãnh. Cách 2: Nhận anh này vào làm việc trở lại và trả luôn tiền lương thực lãnh cho anh này trong thời gian bị sa thải trên. Tuy nhiên, cả 2 cách anh này đều không chịu mà chỉ khăng khăng đòi Công ty phải trả cho anh ta 8,5 tháng lương thực lãnh (bởi vì hợp đồng lao động còn 8,5 tháng nữa. Cuộc thương lượng bất thành, cuối cùng anh này lại gửi đơn lên Liên đoàn Lao động tỉnh. Xin Luật sư cho biết Công ty phải giải quyết như thế nào cho hợp lý.

Hỏi đáp pháp luật Kỷ luật lao động áp dụng sa thải và bồi thường khi gây tổn thất có đúng không 16:21 | 25/08/2016

Anh H làm việc trong bộ phận chế tạo khuôn đúc của công ty cơ khí X ( Hợp đồng lao động của H là hợp đồng không xác định thời hạn). Ngày 3/5/2014 do sơ xuất trong quá trình vận hành máy, H đã gây hậu quả sản phẩm của công ty bị sai kĩ thuật, giá trị thiệt hại của lô sản phẩm lên tới 35 triện đồng. Trước sự việc này, công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với anh H. Trong thời gian tạm đình chỉ anh H được tạm ứng 40% tiền lương. Sau 2 tháng tạm đình chỉ công việc, H được triệu tập đến họp để xử lý kỉ luật nhưng H không đến. ngày 8/7/2014, sau 3 lần thông báo bằng văn bản mà H vẫn không đến giám đốc công ty ra quyết định sa thải H với lý do H có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản công ty đồng thời yêu cầu H bồi thường toàn bộ thiệt hại của lô hàng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/7/2014.  Vậy quyết định đình chỉ công việc và quyết định sa thải, cùng với yêu cầu H bồi thường 35 triệu của công ty X có đúng hay không?

Hỏi đáp pháp luật Về việc sa thải lao động 16:21 | 25/08/2016

Các anh chị cho em hỏi Nếu một người bị Công ty A sa thải lao động trái pháp luật, hiện nay người lao động này đã đi làm ở một công ty B khác. Giờ người lao động đó đi kiện Công ty A bồi thường khoảng thời gian bị sa thải trái pháp luật vậy thì chỉ khởi kiện bồi thường từ khoảng thời gian bị sa thải cho đến khi được công ty B nhận vào làm việc hay là khởi kiện bồi thường từ lúc bị công ty A sa thải cho đến khi tòa án đem vụ án ra xét xử ạ.

Hỏi đáp pháp luật Lao động tiên tiến 3 năm liền có được nâng lương trước hạn? 16:15 | 25/08/2016
Ông Huỳnh Văn Quang Vũ, công tác tại Phòng Nội vụ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi, khi xây dựng Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn, đơn vị ông quy định cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 3 năm liền đủ tiêu chuẩn nâng lương trước thời hạn thì có được không? Ông Vũ tham khảo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV thấy có quy định, điều kiện thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn là “Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư này đạt đủ 2 điều kiện tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản…”. Còn tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV nêu trên có nội dung “Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị...”. Tại Luật Thi đua – Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn, danh hiệu lao động tiên tiến được hiểu là danh hiệu thi đua được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản đối với cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên, đạt năng suất và chất lượng cao. Vậy, căn cứ các quy định trên, khi xây dựng Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn, đơn vị quy định cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 3 năm liền đủ tiêu chuẩn nâng lương trước thời hạn có được không?
Hỏi đáp pháp luật Lao động tiên tiến 3 năm liền có được nâng lương trước hạn không? 16:15 | 25/08/2016

Ông Huỳnh Văn Quang Vũ, công tác tại Phòng Nội vụ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi, khi xây dựng Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn, đơn vị ông quy định cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 3 năm liền đủ tiêu chuẩn nâng lương trước thời hạn thì có được không? Ông Vũ tham khảo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV thấy có quy định, điều kiện thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn là “Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư này đạt đủ 2 điều kiện tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản…”. Còn tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV nêu trên có nội dung “Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị...”. Tại Luật Thi đua – Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn, danh hiệu lao động tiên tiến được hiểu là danh hiệu thi đua được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản đối với cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên, đạt năng suất và chất lượng cao. Vậy, căn cứ các quy định trên, khi xây dựng Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn, đơn vị quy định cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 3 năm liền đủ tiêu chuẩn nâng lương trước thời hạn có được không?

Hỏi đáp pháp luật Về nâng lương thường xuyên với lao động hợp đồng 16:14 | 25/08/2016
Bà Đinh Thị Xuân Đào làm việc tại Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam theo hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 1/8/2010. Từ 1/8/2013 đến nay, cơ quan đã 2 lần làm hồ sơ đề nghị Chi cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình tỉnh xem xét nâng lương cho bà nhưng không được giải quyết. Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Quảng Nam, bà Đào không thuộc đối tượng được nâng lương thường xuyên. Bà Đào đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, căn cứ quy định về biên chế của cơ quan Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và các quy định về việc nâng bậc lương, trường hợp của bà có thuộc đối tượng được nâng lương thường xuyên không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào