Chế độ thai sản của lao động nữ phải nghỉ dưỡng thai
Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.
Có nghĩa là, để được hưởng chế độ thai sản, bạn phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên. Điều kiện này được tính là tổng thời gian bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm khi làm việc ở doanh nghiệp hiện tại (6 tháng) và các nơi khác trước đó.
- Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con;
- Phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Bạn đã tham gia đóng BHXH từ tháng 1/2016 đến nay đã được 6 tháng và có chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội phải nghĩ dưỡng thai. Như vậy, bạn đáp ứng các điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Cụ thể như sau:
Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghỉ thai sản:
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Để được hưởng chế độ thai sản, theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như sau :
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bạn có trách nhiệm nộp cho doanh nghiệp trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp nơi bạn làm việc có trách nhiệm nộp ngay cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ thai sản cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?