Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
Ngày 18/08/2017, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ban hành Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè.
Và tính đến tháng 12/2024, Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 vẫn đang có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Mục 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 có hướng dẫn về trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng hè thì sẽ được nghỉ bù (bố trí thời gian nghỉ hằng năm) theo Điều 111 và 112 Bộ luật lao động 2019 hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.
Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Mức chi trả sẽ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường học nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
- Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có:
- Nghỉ bù (bố trí thời gian nghỉ hằng năm).
Thời gian nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và cứ 5 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm 1 ngày.
- Thanh toán hỗ trợ (trường hợp nhà trường không thể bố trí thời gian nghỉ bù cho giáo viên).
Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Giáo viên được nghỉ thai sản bao nhiêu tháng?
Tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ thai sản như sau:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, giáo viên nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Lưu ý: Không được nghỉ trước khi sinh quá 02 tháng.
Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng.
Giáo viên nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều 50. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
[...]
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
[...]
Như vậy, giáo viên là viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng những điều kiện theo quy định.
Trên đây là câu trả lời "Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ thai sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được miễn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trong trường hợp nào?
- Điện năng lượng tái tạo là gì? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ 01/02/2025?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Công văn 7585/BNV-TL 2024 thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?