Người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách có được sử dụng một số thời gian trong giờ làm việc để làm công tác công đoàn không?
Người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách có được sử dụng một số thời gian trong giờ làm việc để làm công tác công đoàn không?
HĐLĐ của tôi là loại HĐLĐ 1 năm, đến ngày 22/08/2013 hết hạn. Tôi đang mang thai và dự sinh đầu tháng 8.2013 đến tháng 2.2014 đi làm lại. Tôi hiện đang làm tổ trưởng công đoàn (là cán bộ công đoàn không chuyên trách) nhiệm kỳ 2012- tháng 08-2014. Nay giám đốc thông báo sẽ không ký tiếp HĐLĐ với tôi nữa vì lý do là không thích ký tiếp. Tôi đã xem luật lao động 2012, luật công đoàn 2012 có quy định: Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (Luật lao động 2012) 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này. Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn (Luật lao động 2012) 6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ. Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn (Luật công đoàn 2012) 1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ. 2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tôi xin hỏi: Công ty không ký tiếp HĐLĐ với tôi là đúng hay sai? Nếu sai, tôi có quyền nhờ công đoàn công ty đấu tranh cho quyền lợi hay không? Trong trường hợp công đoàn bị công ty ép về phe công ty (Vì dù sao công đoàn cũng chỉ là NV của công ty) cho tôi phải nghỉ việc thì tôi phải khởi kiện như thế nào? Nếu khởi kiện thì khả năng thắng của tôi ra sao? Tôi có thể yêu cầu công ty bồi thường những tháng lương còn lại đến hết nhiệm kỳ trong trường hợp đồng ty không cho tôi làm việc vị trí cũ mà bố trí sang 1 công việc khác không phù hợp? Chân thành cảm ơn quý Luật sư!
Cán bộ công đoàn chuyên trách là gì?
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là gì?
Các khoản phụ cấp trích nộp theo quy định để đóng 1% đoàn phí và 2% kinh phí công đoàn gồm những khoản nào? Áp dụng từng thời điểm năm 2012, 2013? Xin cảm ơn!
Thưa luật sư cho em hỏi, Công ty em đăng ký GPKD Tháng 12/2012. Những do hoạt động chưa đi vào ổn định nên tới thời điểm này vẫn chưa đăng ký công đoàn và đóng bảo hiểm. Bắt đầu từ tháng 04/2015 này em mới làm hồ sơ để đk công đoàn, nhưng ưm còn thắc mắc một số vấn đề chưa hiểu: - Thứ nhất: Em là hồ sơ đóng đăng ký công đoàn nhưng phải nộp kinh phí công đoàn những năm về trước từ năm 2013 tới nay. Nếu em không đóng có dc không? - Thứ hai: Nếu em đóng kinh phí từ năm 2013 thì khi sang làm thủ tục đăng ký bảo hiểm, thì bên bảo hiểm có truy thu từ thời điểm e đóng kinh phí công đoàn không? Mong luật sư trả lời thắc mắc dùm em, em mới làm lần đầu không hiểu luật nhiều.
Phí công đoàn đóng cho những năm trước có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Kính gửi BHXH Thành phố, tôi đang công tác tại 1 doanh nghiệp nhỏ ở quận Thanh khê. Hiện nay(7/9) tôi vừa hết chế độ nghỉ 6 tháng thai sản. Nhưng do vấn đề về sức khỏe, tôi xin nghỉ thêm ở nhà 10 ngày nữa. Vì doanh nghiệp chúng tôi nhỏ, chỉ có 4 người nên chỉ tham gia bảo hiểm thôi, không có thành lập công đoàn cơ sở. Vậy không có công đoàn cơ sở thì tôi có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản không(7 ngày vì tôi sinh mổ)? Nếu được thì cần giấy tờ gì? Kính mong bảo hiểm giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn
Nhân viên đóng 1% quỹ công đoàn có được tính trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN hàng tháng không?
Theo luật bảo hiểm xã hội thì quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể được quy định như thế nào ?
Xin luật sư cho biết, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức Công đoàn được quy định như thế nào?
Nếu người sử dụng lao động không chấp nhận yêu cầu về đình công và giải quyết đình công thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ phải làm gì?
Công đoàn công ty X tổ chức cho người lao động (đoàn viên công đoàn) đi tham quan bằng xe mô tô cá nhân, trong quá trình tham gia giao thông bị tai nạn, vậy xin hỏi trường hợp này có phải là TNLĐ hay không? mong nhận trả lời sớm vì đang giải quyết đơn khiếu nại.
Trách nhiệm của Công đoàn cơ sở khi tham gia xử lý kỷ luật lao động?
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động không thường xuyên hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; người lao động ốm đau lâu đã điều trị nhưng chưa phục hồi khả năng lao động thì người sử dụng lao động có cần trao đổi với Ban chấp hành công đoàn hay không?
Quyền và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong việc giúp đỡ, bảo vệ người lao động giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động?
Chị A ký hợp đồng lao động với công ty X có thời hạn hợp đồng lao động là 24 tháng (từ 1/7/2011- 30/6/2013). Trong quá trình làm việc, chị A được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở (kiêm nhiệm) tại Công ty X với nhiệm kỳ là 2,5 năm kể từ ngày 01/01/2012 đến 30/06/2014. Ngày 30/6/2013, hợp đồng lao động hết hạn, công ty X không tiếp tục kỳ hợp đồng lao động và chấm dứt quan hệ lao động với chị A. Hỏi - Việc công ty X không tiếp tục ký hợp đồng lao động và chấm dứt quan hệ lao động với chị A như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Vì sao? - Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ lao động giữa công ty X và chị A? Kính nhờ các Luật sư cho ý kiến về tình huống trên giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.