Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể được quy định như thế nào ?
Theo quy định tại Điều 45 Bộ Luật Lao động, tổ chức công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Theo đó:
– Tổ chức công đoàn (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời) là đại diện cho người lao động tham gia thương lượng thoả ước tập thể.
– Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc người do Ban chấp hành công đoàn cơ sở uỷ quyền) là người có thẩm quyền đại diện cho tập thể lao động ký thoả ước lao động tập thể.
– Sau ba tháng thực hiện (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực dưới một năm) và sau sáu tháng (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực từ một năm đến ba năm), Ban chấp hành công đoàn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước.
Như vậy, với chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, tổ chức công đoàn lãnh đạo, tổ chức, vận động, tập hợp người lao động tham gia quá trình thương lượng và là đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Thông qua việc thương lượng và ký kết thoả ước tập thể, công đoàn thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng bảo vệ người lao động và đoàn viên của mình. Qua đó, tạo sự tin tưởng, gắn bó của người lao động với tổ chức công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?