Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?

Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?

Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?

TCVN 3831:1991 thay thế cho TCVN 3831:1988.

TCVN 3831:1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn TCVN 3831:1991 được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006.

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991 quy định về phương pháp thử Xe đạp như sau:

(1) Tiêu chuẩn TCVN 3831:1991 quy định phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh phù hợp với TCVN 1692:1991. Phương pháp thử các chỉ tiêu của phụ tùng xe đạp được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.

(2) Chất lượng bôi trơn các ổ trục và chất lượng bề mặt của các chi tiết và phụ tùng trước khi lắp xe phải được kiểm tra bằng mắt thường.

(3) Chất lượng bề mặt và độ chính xác ren của các mối ghép ren phải được kiểm tra bằng mắt thường và dụng cụ đo ren.

(4) Độ nhám các bề mặt lăn của trục phải được kiểm tra bằng phương pháp so sánh với mẫu chuẩn hoặc thiết bị đo.

(5) Độ cứng mặt lăn các ổ trục được xác định theo TCVN 257:1985; TCVN 258:1985.

(6) Chất lượng bề mặt của mối hàn được kiểm tra bằng mắt thường. Kiểm tra độ bền của mối hàn theo TCVN 3783:1983.

(7) Kiểm tra độ thẳng góc của đường tâm trục giữa với mặt phẳng đối xứng của khung được tiến hành như sau:

Gá khung xe đã lắp ổ trục giữa lên bàn chuẩn qua gối đỡ A, B, C sao cho mặt phẳng đối xứng của khung xe phải song song với mặt phẳng bàn chuẩn.

Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?

- Dùng hai đồng hồ so có độ chính xác 0,01 mm lắp trên trục gá (1). Điều chỉnh vị trí ban đầu của hai đồng hồ so. Dùng ke chuẩn (3) để điều chỉnh độ vuông góc trục gá (1) với mặt phẳng bàn chuẩn.

- Điều chỉnh trục gá để đồng hồ so do hai vị trí trên trục chuẩn cách nhau 100 mm.

- Hiệu trị số trên hai đồng hồ so là độ không thẳng góc của đường tâm, trục giữa với mặt phẳng đối xứng của khung.

(8) Kiểm tra độ đồng phẳng mặt phẳng đối xứng của bánh trước và bánh sau bằng thước.

(9) Kiểm tra độ đảo hướng tâm và chiều trục của vành bánh bằng cách gá xe lên trục gá, quay bánh xe và dùng đồng hồ so có độ chính xác 0,01 mm để đo độ đảo.

(10) Kiểm tra chất lượng nan hoa sau khi lên vành bằng mắt thường.

(11) Kiểm tra chất lượng lắp lốp bằng mắt thường.

(12) Kiểm tra đồng phẳng đường tâm của hai đùi và đường tâm của trục giữa bằng đồ gá chuyên dùng.

(13) Khe hở giữa lốp với chắn bùn và giữa chắn xích và xích được kiểm tra bằng thước.

(14) Độ đồng phẳng của líp và đĩa xích được kiểm tra bằng thước. Độ đảo hướng tâm và chiều trục vành răng của líp và đĩa xích được kiểm tra trên đồ gá chuyên dùng, bằng đồng hồ so có độ chính xác 0,01 mm đo tại vòng chân răng của líp và đĩa xích.

(15) Chất lượng sơn và mạ được kiểm tra theo TCVN 3833: 1983 và TCVN 4392:1986.

Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?

Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định về nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia như sau:

- Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.

Lưu ý: Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn Việt Nam được phân loại như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định về loại tiêu chuẩn như sau:

Điều 12. Loại tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có các loại tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thu hoạch và đưa xoài vào bảo quản theo TCVN 5008:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn các thông số và hàm lượng các chất có trong nước thải đô thị theo TCXD 188:1996?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp xác định hàm lượng thuốc trừ sâu trong nước thải theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4583:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với việc sử dụng nước thải và cồn lắng như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5298:1995?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Lê Nguyễn Minh Thy
100 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào