Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?

Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?

Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 quy định quy trình cũng như các biện pháp để thực hiện việc chiếu sáng vừa đủ, liên quan đến quy định về bảo tồn.

Đề cập đến các khuyến nghị và các mức độ chiếu sáng tối đa, nhằm mục đích cung cấp cơ sở cho cơ quan quản lý thiết lập chính sách và hướng dẫn chung cho người làm công tác bảo quản và những người quản lý dự án để đánh giá chính xác hệ thống chiếu sáng nhằm bảo vệ các hiện vật trưng bày.

Bao gồm việc chiếu sáng cho các hiện vật di sản văn hóa được trưng bày ở cả địa điểm công cộng và tư nhân.

Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 không áp dụng với việc chiếu sáng cho những hiện vật di sản văn hóa trưng bày ngoài trời.

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 (BS PD CEN/TS 16163:2014) quy định về Ký hiệu sử dụng trong Tiêu chuẩn quốc gia như sau:

Bảng 1 - Ký hiệu

Ký hiệu sử dụng trong Tiêu chuẩn quốc gia

Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?

Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024? (Hình từ Internet)

Quy định về tính nhạy của hiện vật với ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà về bảo tồn di sản văn hóa như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 quy định về tính nhạy của hiện vật với ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà về bảo tồn di sản văn hóa cụ thể như sau:

(1) Tổng quan

Ánh sáng là một trong những yếu tố môi trường cần được xem xét khi thiết lập chính sách bảo quản hiện vật.

Để thiết kế hệ thống ánh sáng tối ưu, phải có hiểu biết rõ ràng về các điều kiện môi trường ở địa điểm trưng bày. Cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng ánh sáng và đo các thông số liên quan để xác định những thay đổi trong môi trường theo từng ngày và từng mùa. Sau khi hệ thống ánh sáng đã được lắp đặt, tiếp tục kiểm tra thường xuyên để có thể điều chỉnh hệ thống kịp thời.

(2) Cơ chế tổn hại

Yêu cầu chung

Ánh sáng có thể gây tổn hại tới các hiện vật trưng bày qua ba cơ chế:

- quang hóa,

- bức xạ nhiệt,

- tác động sinh học.

Mức độ tổn hại của hiện vật trưng bày dưới ánh sáng phụ thuộc vào thành phần hóa học của hiện vật trưng bày, các đặc tính của ánh sáng được sử dụng, độ sáng và thời gian hiện vật được trưng bày.

Quang hóa

- Sự hấp thụ ánh sáng của một phân tử hay một ion có thể dẫn đến những thay đổi hóa học, từ đó thay đổi thành phần cơ học và màu sắc của vật liệu, dẫn đến việc biến dạng hiện vật trưng bày không thể phục hồi được. Với đa số hiện vật trưng bày nhạy với ánh sáng, những tổn hại bị gây ra bởi sự phân bố quang phổ (hệ số chiếu sáng) của ánh sáng.

- Sự tổn hại tăng cao với những bước sóng ngắn. Điều này có nghĩa bức xạ từ tia UV dễ gây tổn hại hơn ánh sáng xanh, ánh sáng xanh lại dễ gây tổn hại hơn ánh sáng đỏ, v.v. (xem Hình 1).

- Theo đó, nên giảm thiểu chỉ số tia UV đến từ đèn chiếu sáng trong khu trưng bày. Chỉ số UV tối đa được cho phép là 75μW/lm. Chỉ số này được chọn vì đây là chỉ số UV của đèn chiếu sáng thể rắn, trước đây được coi là phù hợp với mục đích trưng bày. Hiện nay, để có thể đạt được mức tia cực tím thấp (xuống khoảng 10μW/lm) có thể sử dụng chất hấp thụ tia cực tím trên cửa sổ và nguồn sáng điện hoặc bằng cách sử dụng các nguồn sáng không có tia cực tím, tương tư như đèn LED trắng.

- Tuy nhiên, việc loại bỏ tia UV để tránh chiếu vào các hiện vật trưng bày nhạy với ánh sáng không đủ để tránh sự tổn hại nếu như nguồn ánh sáng nhìn thấy được không được kiểm soát theo các thông số trong Bảng 3.

Bảng 3

CHÚ DẪN:

- X bước sóng, nm

- Y s(λ)dm,rel = e-0.012 (λ/[nm]- 300)

Hình 1 - Sự tổn hại tương đối (Y) đối với bề mặt nhạy quang hóa theo bước sóng của bức xạ tới (X)

CHÚ THÍCH: Biểu đồ này có thể áp dụng cho những những hiện vật trưng bày Loại 2, 3 và 4 (ngoại trừ báo giấy), tham khảo thêm Bảng 2.

Lưu ý rằng các phân tử làm nên vật liệu sẽ hấp thụ một số loại tia bức xạ và ảnh hưởng đến quá trình quang hóa.

Ví dụ: Với một hiện vật trưng bày có màu xanh lam, ánh sáng xanh lam sẽ được phản chiếu, trong khi những ánh sáng với bước sóng khác sẽ được hấp thụ. Theo đó, trong trường hợp này, ánh sáng xanh lục có ảnh hưởng tới hiện vật trưng bày mạnh hơn tia sáng xanh lam hoặc tím. Vì vậy, quang phổ cần được sử dụng chung với phổ hấp thụ của những vật liệu nhạy với ánh sáng được tính bằng bức xạ hiệu dụng.

Hiện tượng quang phổ do ánh sáng tự gây ra không chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, tuy nhiên quá trình quang hóa tiếp theo có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, quá trình oxy hóa, và các chất gây ô nhiễm trong không khí.

Bức xạ nhiệt

Năng lượng của sự bức xạ sẽ khiến nhiệt độ của bề mặt chịu bức xạ tăng, độ tăng phụ thuộc vào mức độ hấp thụ bức xạ, độ dẫn nhiệt của hiện vật trưng bày, và sự trao đổi nhiệt đối lưu. Hiện tượng này có thể dẫn đến ứng suất nhiệt và khiến hiện vật trưng bày bị khô do thay đổi độ ẩm khi nhiệt độ bề mặt tăng. Nhiệt độ cao sẽ khiến những phản ứng hóa học và quá trình quang hóa xảy ra nhanh hơn. Tia bức xạ có bước sóng dài hơn ánh sáng đỏ nhìn thấy được là tia hồng ngoại và là bức xạ nhiệt.

Vậy nên khi chọn những nguồn ánh sáng không có tia hồng ngoại sẽ giúp giảm ứng suất nhiệt của hiện vật trưng bày. Tuy nhiên, ánh sáng có cường độ mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ của bề mặt hiện vật khi trưng bày.

Tác động sinh học

Một số vi sinh vật hướng quang có thể phát triển khi chịu ảnh hưởng của một vài bước sóng nhất định, nhất là trong môi trường với độ ẩm tương đối cao. Các vấn đề sinh học nên được giải quyết bởi các chuyên gia.

(3) Độ nhạy và phân loại thuộc tính của các hiện vật văn hóa

Bảng 2 phân loại các vật liệu thành bốn loại dựa theo độ cảm quang, nhưng không tính đến khả năng tổn hại do tác động nhiệt.

Bảng 2 - Phân loại độ nhạy của hiện vật văn hóa theo CIE 157:2004

Loại

Mô tả chất liệu

1. Không nhạy

Hiện vật trưng bày được làm hoàn toàn từ chất liệu không nhạy với ánh sáng. Ví dụ: đa số kim loại, đá, đa số các loại kính, gốm, men tráng, đa số các khoáng chất.

2. Độ nhạy thấp

Hiện vật trưng bày bao gồm chất liệu có độ nhạy thấp với ánh sáng. Ví dụ: đa số các loại sơn dầu và sơn tempera, tranh bích họa, da và gỗ chưa được nhuộm màu, sừng, ngà, xương, sơn mài, một số loại nhựa.

3. Độ nhạy trung bình

Hiện vật trưng bày bao gồm chất liệu có độ nhạy trung bình với ánh sáng. Ví dụ: đa số các loại vải, màu nước, màu phấn, tài liệu in, tranh vẽ, bản thảo, tiểu họa, tranh sơn pha keo, giấy dán tường, và đa phần những hiện vật trưng bày lịch sử tự nhiên như tiêu bản, hay mẫu lông động vật.

4. Độ nhạy cao

Hiện vật trưng bày bao gồm chất liệu có độ nhạy cao với ánh sáng. Ví dụ: lụa, các loại thuốc nhuộm mau phai, đa số các loại đồ họa và tài liệu phim ảnh.

(4) Giới hạn đối với tổng phơi nhiễm sáng

Ảnh hưởng của sự quang hóa sẽ tích lũy theo thời gian và có mối quan hệ chặt chẽ với tổng lượng bức xạ mà hiện vật trưng bày hấp thụ. Trong điều kiện bảo tàng thông thường, ảnh hưởng ròng của sự quang hóa là kết quả của tổng sự phơi sáng. Nói cách khác, nó là tác động xuyên suốt thời gian hiện vật được trưng bày. Để đánh giá tổng tác động của ánh sáng tới một hiện vật trưng bày, cần cân nhắc hệ số chiếu sáng hàng năm (Ix·h/năm).

Bảng 3 đưa ra một số khuyến nghị về giới hạn độ chói và hệ số chiếu sáng hàng năm cho các loại vật liệu với độ cảm quang khác nhau. Khi hiện vật trưng bày bao gồm nhiều chất liệu có độ nhạy với ánh sáng khác nhau, sử dụng giới hạn phù hợp với loại vật liệu nhạy nhất.

Bảng 3 - Giới hạn độ chói và tổng lượng phơi sáng hàng năm cho các loại chất liệu với độ nhạy khác nhau, theo CIE 157:2004

Giới hạn độ chói và tổng lượng phơi sáng hàng năm cho các loại chất liệu với độ nhạy khác nhau

Các độ chói trong bảng đều dựa theo khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế uy tín1[1]. Những số liệu này là kết quả của việc cân bằng yếu tố trưng bày sử dụng ánh sáng và yếu tố bảo tồn di sản tại khu triển lãm trong nhà.

Nếu độ chói vượt giới hạn, tốc độ phai màu và tổn hại vật liệu sẽ tăng. Ngược lại, nên chú ý rằng nếu độ sáng thấp hơn 50 lx, mức giới hạn cho Loại vật liệu 3 và 4, thì điều kiện quan sát của triển lãm sẽ giảm, khiến khó nhìn rõ màu sắc và các chi tiết bề mặt.

Cần chú ý rằng còn có những yếu tố vật lý hoặc hóa học khác (độ ẩm, nhiệt độ, chất ô nhiễm) có thể tăng khả năng gây hư tổn của ánh sáng, vậy nên trong điều kiện môi trường tới hạn, những giới hạn dành cho ánh sáng nêu trên nên được tuân thủ.

Thêm nữa, trong trường hợp 4 ở Bảng 3, 15 000 lx·h tương ứng với 300 giờ phơi sáng một năm dưới độ chiếu sáng 50 lx (mức tối thiểu để có thể quan sát chính xác màu sắc và các chi tiết của hiện vật trưng bày). Các hiện vật với độ cảm quang cao, khi đã đến mức độ phơi sáng tối đa trong một năm, cần được đưa ra khỏi khu trưng bày và đưa vào khu lưu trữ tối.

Theo đó, dưới độ chiếu sáng 50 lx, một chiếc váy lụa được trưng bày liên tục 8 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, sẽ đạt mức độ phơi sáng tối đa trong chưa đầy 2 tháng và sau đó cần được đưa vào khu lưu trữ. Nếu chiếc váy đó được trưng bày dưới độ chiếu sáng 10 lx, nhưng có một bộ phận cảm biến giúp tăng độ chiếu sáng lên 50 lx khi có khách tham quan đến quan sát, thì thời gian trưng bày sẽ được kéo dài.

Hư tổn thực tế gây ra bởi quang phổ của một loại ánh sáng nhất định lên một vật trưng bày nhất định có thể sẽ khác với các trường hợp nêu trong Bảng 3 một chút, và điều này nên được cân nhắc. Phụ lục D tóm tắt sơ lược khả năng gây tổn hại tương đối của một nguồn sáng và bộ lọc ánh sáng.

Độ lóa của chiếu sáng dành cho trưng bày được quy định cụ thể ra sao?

Căn cứ tại Tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 quy định về độ lóa của chiếu sáng dành cho trưng bày được quy định cụ thể như sau:

Ánh sáng chiếu trực tiếp hay phản chiếu từ thiết bị chiếu sáng, cửa sổ hay các nguồn sáng khác khi có độ sáng quá cao so với phần còn lại của tầm nhìn có thể tạo nên tia lóa. Cần loại những tia lóa đến từ các nguồn sáng và các bề mặt phản chiếu vì tia lóa có thể cản trở khả năng quan sát và trải nghiệm của khách tham quan.

Trong các bảo tàng và phòng tranh, tia lóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hiệu quả của khu trưng bày, tuy nhiên người thiết kế ánh sáng có thể phòng tránh vấn đề này bằng cách thay đổi cách bài trí của các hiện vật, các nguồn ánh sáng và góc nhìn của khách tham quan.

Ví dụ: Để tránh gây lóa mắt, những ánh đèn chiếu tập trung không nên có góc chiếu lớn hơn 35°. Ở một số vị trí, có thể làm thêm tấm chắn hoặc vách ngăn để ngăn không cho tia lóa chiếu vào mắt (Hình 2).

Ánh sáng có góc chiếu cao sẽ làm lóa mắt người xem

a) Ánh sáng có góc chiếu cao sẽ làm lóa mắt người xem. Góc chiếu lớn hơn 35° sẽ dẫn đến lóa mắt, và góc chiếu càng cao thì khả năng làm lóa mắt càng cao.

Vách ngăn thấp khiến cho ánh sáng có thể lọt qua và làm lóa mắt người xem ở phía bên kia

b) Vách ngăn thấp khiến cho ánh sáng có thể lọt qua và làm lóa mắt người xem ở phía bên kia.

Hình 2 - Độ lóa

Đối với các hiện vật trưng bày trong tủ kính không có đèn lắp bên trong, khả năng quan sát sẽ bị kém vì kính sẽ phản chiếu ánh sáng từ các nguồn sáng, khu trưng bày hoặc hiện vật kế bên. Để tránh trường hợp tủ kính làm khách tham quan bị lóa mắt, hãy sử dụng kính chống tia phản xạ, sắp xếp góc nghiêng của kính thật cẩn thận, hoặc lắp đèn trong tủ kính (Hình 3).

Một số cách sắp đặt đèn phù hợp với tủ kính trưng bày

Hình 3 - Một số cách sắp đặt đèn phù hợp với tủ kính trưng bày

Tia lóa không nên bị nhầm lẫn với sự lấp lánh của một số hiện vật như trang sức hay kim loại đã được đánh bóng. Thường thì những ánh sáng lấp lánh này rất nhỏ và không những không gây cản trở cho khách tham quan và còn khiến cho khu trưng bày trở nên thu hút hơn.

Ngoài tia lóa đến từ đèn, những loại thiết bị không được thiết kế chặt chẽ có thể sẽ có những tia sáng lọt ra ngoài vùng chiếu sáng đã định trước và gây ảnh hưởng đến độ sáng của các khu vực xung quanh. Nên chọn đèn cẩn thận để tránh trường hợp này.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo tồn di sản văn hóa - Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất dùng trong xây dựng đường bộ được phân loại thành bao nhiêu nhóm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14183:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại giấy in tài liệu dùng cho lưu trữ dựa trên tính bền và tuổi thọ theo TCVN 14166:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá ngừ đông lạnh phải đạt các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo TCVN 14178:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lò đốt chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7380:2004?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Lê Nguyễn Minh Thy
11 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào