Trách nhiệm của Công đoàn cơ sở khi tham gia xử lý kỷ luật lao động?
Khi tham gia xử lý kỷ luật lao động người lao động, Công đoàn cơ sở có những quyền và trách nhiệm sau:
- Tham gia cuộc họp xét kỷ luật người lao động, phát biểu và bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản xử lý kỷ luật.
- Được người sử dụng lao động tham khảo ý kiến khi tạm thời đình chỉ công việc của người lao động.
- Được hỏi ý kiến khi người sử dụng lao động sa thải người lao động là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
- Được người sử dụng lao động gửi quyết định kỷ luật người lao động.
- Thay mặt người lao động (nếu người lao động yêu cầu) khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo luật định.
- Trong trường hợp không nhất trí với người sử dụng lao động kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải người lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phải kịp thời báo cáo Công đoàn cấp trên để có những giải pháp tiếp theo.
Cùng với trách nhiệm tham gia xử lý kỷ luật lao động để bảo đảm cho người lao động không bị kỷ luật oan, không bị kỷ luật sai; công đoàn cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục người lao động chấp hành nghiêm chỉnh nội quy lao động, không phát sinh hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Cận 3 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 hay không?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày truyền thống của Cựu chiến binh mới nhất 2024?
- Mẫu Báo cáo tổng kết chi đoàn mới nhất 2024?