Đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn
1. Về các khoản phụ cấp để đóng 1% đoàn phí công đoàn năm 2012 và 2013. Khoản 1.1, mục 1, phần II Hướng dẫn số 826/HD-TLĐ ngày 01/6/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định: “ Đoàn viên công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hưởng tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, tiền lương theo hợp đồng lao động hoặc đi học hưởng nguyên lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức đóng đoàn phí bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ, tiền lương theo hợp đồng lao động và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.” Vậy các khoản phụ cấp trích nộp để đóng 1% đoàn phí công đoàn tại thời điểm năm 2012 và 2013 bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. 2. Về các khoản phụ cấp để trích nộp 2% kinh phí công đoàn: - Các khoản phụ cấp để trích nộp kinh phí công đoàn năm 2012. Tại khoản c, mục 2, phần I Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn: “ Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có).” Nội dung khoản a và b: a/ Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây. b/ Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây. Ngày 22/12/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại khoản 1 Điều 45 quy định: “ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.” Vì các khoản phụ cấp để trích nộp kinh phí công đoàn thống nhất với các khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội, do đó các khoản phụ cấp trích nộp kinh phí công đoàn năm 2012, bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). - Các khoản phụ cấp để trích nộp kinh phí công đoàn năm 2013. Tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn: “Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”… Các khoản phụ cấp để trích nộp kinh phí công đoàn áp dụng theo quy định khoản 1 Điều 45 nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ. Vậy, các khoản phụ cấp trích nộp theo quy định để đóng 2% kinh phí công đoàn năm 2013 như năm 2012 “phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)”. Văn phòng tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh xin trả lời để người lao động biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?