Cuộc họp xử lý kỷ luật mà không có mặt NLĐ có hợp pháp không?
Cuộc họp xử lý kỷ luật mà không có mặt NLĐ có hợp pháp không?
Công ty (Cty) phát hiện chị T (nhân viên bán hàng) chiếm đoạt tiền bán hàng với số tiền gần 100 triệu đồng để sử dụng vào việc riêng. Chị T đã lập bản tường trình thừa nhận hành vi này và trả lại trước cho Cty 50 triệu đồng, số còn lại xin trả dần. Cty thấy hoàn cảnh khó khăn của chị T nên không đưa ra cơ quan công an. Căn cứ nội quy lao động của Cty, Cty tổ chức cuộc họp xét kỷ luật sa thải với chị T, tuy nhiên lúc này chị T đang mang thai. Bạn hỏi, trong trường hợp này Cty phải xử lý như thế nào để đảm bảo được cả 2 yếu tố vừa đúng quy định của pháp luật và vừa thể hiện được tính kỷ luật, răn đe đối với người lao động (NLĐ).
Theo ông Hoàng Tân, thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 8 là 24 tháng chưa phù hợp với Quy định 94 của Đảng, trong trường hợp người vi phạm là đảng viên. Bởi khi kỷ luật đảng viên là cán bộ, công chức vi phạm, không quy định thời hiệu xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 60 ngày, chính quyền, các đoàn thể phải xem xét kỷ luật.
Có những hình thức xử lý kỷ luật lao động nào? Việc áp dụng các hình thức ấy như thế nào?
Một lao động công ty tôi vi phạm nội quy, tuy nhiên hành vi vi phạm không đến mức độ phải áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Vậy, công ty có thể xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức nào?
Tôi tham gia công tác địa chính tại xã An Lạc từ ngày 18/3/2000 đến nay. Trong thời gian công tác tôi chưa bị khiển cáo, khiển trách song UBND huyện lại ra quyết định buộc thôi việc kể từ ngày 1/9/2010. Tôi được đào tạo, có bằng cấp chuyên môn ngành (quản lý đất đai). Tại sao huyện lại ra quyết định ngày 12/8/2010, đồng thời cắt lương từ tháng 9/2010? Về sức khỏe, hiện nay tôi 37 tuổi, vẫn còn đủ công tác trên địa bàn, tôi cũng chưa làm đơn xin thôi việc, tôi thấy quyết định của UBND huyện chưa hợp lý. Vậy xin hỏi luật gia, quyết định của huyện UBND huyện đưa ra là đúng hay sai?
Bạn tôi công tác ở xã có hơn chục năm đóng bảo hiểm xã hội. Năm 2009, thanh tra kết luận toàn ban lãnh đạo xã có sai phạm và có các hình thức kỷ luật đối với từng chức danh. Cách đây hai năm, bạn tôi cũng đã có khuyết điểm nhưng xã chưa có hình thức kỷ luật nào, lần này thanh tra kết luận và yêu cầu xử lý cả hành vi vi phạm trước đây. Trong xã cũng có người liên quan đến vụ án hình sự nhưng được đình chỉ nhưng chưa xử lý về chính quyền thì giải quyết như thế nào? Xin hỏi luật gia việc xử lý kỷ luật bạn tôi như vậy có đúng quy định không? Luật sư nêu rõ quy định thời hạn về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Nguyên tắc và điều kiện xử lý kỷ luật lao động?
Trách nhiệm của Công đoàn cơ sở khi tham gia xử lý kỷ luật lao động?
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật buộc tạm đình chỉ công việc mà không có lỗi thì giải quyết như thế nào?
Công ty chúng tôi có một công nhân sản xuất, trong quá trình làm việc anh không vi phạm nội quy cơ quan nhưng do hàn cảnh gia đình có bất hòa chuyện tiền nong nên vợ và con thường xuyên gọi điện thoại cho Phòng Tổ chức và một số công nhân quen biết để truy hỏi chuyện tiền lương kể cả lên tận cơ quan xin giử lại tiền lương của chồng mình.Mặc dù công nhân này đã bị lập biên bản yêu cầu chấn chỉnh chuyện riêng gia đình nhưng người vợ vẫn tái diễn việc tra hỏi tiền lương trong cơ quan gây phiền nhiểu cho đồng nghiệp và cấp trên.Hiện công ty dự định sẽ áp dụng điều 38 Bộ Luật LĐ để chấm dứt HĐLĐ với người công nhân này. Xin luật sư cho biết : 1/ Công ty có thể áp dụng điều 38 Bộ Luật LĐ để chấm dứt HĐLĐ với người công nhân này được không ? 2/ Do nội quy cơ quan về kỷ luật lao động không nêu trường hợp người thân công nhân quấy rối tại cơ quan nên cơ quan chưa biết áp dụng hình thức kỷ luật nào.Xin tư vấn thêm. Trân trọng cám ơn luật sư.
Vừa qua, công ty tôi có phân công một nữ thu ngân vừa đi thu tiền, vừa đi phát hợp đồng mới cho khách hàng. Công việc chính của chị này trong hợp đồng lao động là “thu ngân và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo công ty”. Và công ty đã phân chị này đi thu tiền kèm thêm phát gần 1.000 cái hợp đồng. Vì khối lượng công việc quá lớn nên chị này làm không nổi và báo cáo với lãnh đạo (có người làm chứng) nhưng lãnh đạo vẫn cứ bắt làm. Chị này vì thế mang theo hợp đồng đi giao. Khi giao, vì hợp đồng quá nhiều, khách hàng thì hối, dù chị đã nói phải chờ thu tiền xong đã. Có vài khách hàng nói rằng để họ tự tìm và chị đồng ý. Thế là khách hàng ôm đống hợp đồng thả xuống đất và ngồi tìm tên mình tạo ra một hình ảnh phản cảm và nhà báo lại ghi được hình ảnh này. Thế là ngay tức khắc, lãnh đạo yêu cầu dừng công việc lại và mang hợp đồng về. Sau khi về đến nơi, công ty tiến hành họp xét kỷ luật chị này theo hướng như sau: 1. Sa thải: Vì vi phạm quy trình giao tiếp khách hàng (có quy định trong nội quy lao động), tuy nhiên, trong quy trình này không có nói rõ là phải giao hợp đồng như thế nào mà chỉ nói chung chung là phải lịch sự, hòa nhã với khách hàng. Tuy nhiên, do thấy chị này vừa sinh xong (7 tháng), trong quá trình công tác không có xảy ra sự cố gì nên công ty loại phương án này và tiến hành khiển trách 2. Khiển trách: Vì vi phạm nội quy lao động (do thiếu trách nhiệm bảo quản tài sản, trong nội quy lao động có quy định). Cá nhân tôi cảm thấy việc xử lý kỷ luật chị này là không hợp lý nhưng không rõ pháp luật quy định xử lý như thế nào trong trường hợp này. Rất mong nhận được sự góp ý của luật sư.
Em đã ký hợp đồng lao động chính thức 1 năm với công ty. Hiện tại, em đã làm hết tháng thứ 5. Trong quá trình làm việc em làm việc tốt, đồng nghiệp đánh giá cao, tuy nhiên sếp em lại có vẻ không thích em. Sếp em có ý khuyên em nên nộp đơn tự nghỉ việc trước Tết, chứ không nên làm căng thẳng vấn đề. Em không đồng ý cách đơn phương chấm dứt hợp đồng này. Trong quá trình đi làm em chỉ mắc một lỗi duy nhất là đi làm trễ. Số lần em đi trễ kể từ khi ký hợp đồng chính thức là 26 lần (trong 5 tháng). Tuy nhiên thời gian em đi trễ khá nhỏ, phần lớn là 1 hoặc 2 phút. Và em cũng có ký 3 biên bản mức xử lý kỷ luật nhắc nhở. Công ty đã có tiến hành trừ tiền đi trễ vào tiền thưởng của em. Trong lần họp về xử lý vi phạm kỷ luật về vấn đề đi trễ, bên phía công ty đề nghị cách chức em từ chức vụ "chuyên viên" xuống "nhân viên" và chuyển sang phòng ban khác. Nhưng trên hợp đồng lao động ký với em là chức vụ "nhân viên" chứ không phải "chuyên viên". Em xin hỏi các vấn đề sau: - Công ty xử lý kỷ luật việc em đi trễ bằng hình thức cách chức trong trường hợp này có đúng không? - Nếu cấp bậc trên hợp đồng ký là nhân viên thì cách chức xuống chức gì? - Nếu em cảm thấy không đồng ý với hình thức kỷ luật của công ty thì em phải làm gì? - Nếu em bị cách chức thì lương của em sẽ thay phải bằng ít nhất bao nhiêu phần trăm của lương cũ? Em đang trong giai đoạn rất khó khăn rất mong được các quý vị luật sư, các anh chị em có kinh nghiệm giúp đỡ. Trân trọng.
Chuyển người lao động làm công việc khác so với Hợp đồng lao động theo điều 31 Bộ LLĐ năm 2012. Trong trường hợp người lao động không chấp hành sự điều chuyển của người sử dụng lao động có bị xử lý kỷ luật không? Nếu có thì qui định tại văn bản nào? Trước đây NĐ số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 có qui định nhưng bây giờ NĐ này không còn hiệu lực nữa. Trân trong Cảm ơn!