Bảo trì cống công trình thủy lợi là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Bảo trì cống công trình thủy lợi là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN13999:2024 quy định như sau:
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Công trình thủy lợi (hydraulic structure)
Công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
3.2
Hệ thống công trình thủy lợi (hydraulic structure system)
Gồm các công trình thủy lợi có liên quan với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
3.3
Cống (sluice)
Cống là công trình thủy lợi để khống chế mực nước và điều tiết lưu lượng.
3.4
Bảo trì cống (Maintenance of sluice))
Bảo trì cống là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của cống theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng, gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa cống.
[...]
Theo đó, bảo trì cống công trình thủy lợi là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của cống theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng, gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa cống.
Bảo trì cống công trình thủy lợi là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024? (Hình từ Internet)
Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Căn cứ theo Mục 4 TCVN13999:2024, cống công trình thủy lợi được phân loại thành 03 nhóm dưới đây:
- Phân loại theo khẩu độ cống:
+ Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
++ Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 20 m trở lên.
++ Đối với vùng còn lại từ 10 m trở lên.
+ Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
++ Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 3 m đến dưới 20 m.
++ Đối với các vùng còn lại từ 1,5 m đến dưới 10 m.
+ Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
++ Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 3 m.
++ Đối với các vùng còn lại dưới 1,5 m.
- Phân loại theo kết cấu thân cống:
+ Cống kiểu hở: cống lộ trên mặt đất, dòng chảy trong cống là dòng chảy tự do, không áp.
+ Cống kiểu kín (còn gọi là cống ngầm): loại cống có thân cống đặt dưới sâu phía trên có lấp đất, chế độ chảy qua cống có thể là có áp, bán áp hoặc không áp.
- Phân loại theo Nhiệm vụ:
+ Cống lấy nước: công trình thủy lợi có nhiệm vụ lấy nước từ sông, hồ.... phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường, cấp nước sinh hoạt....
+ Cống điều tiết: công trình thủy lợi có nhiệm vụ khống chế mực nước, lưu lượng đảm bảo yêu cầu lấy nước, chống úng cho hạ lưu công trình bằng cách đóng một phần hoặc hoàn toàn cửa van.
+ Cống phân lũ: công trình thủy lợi có nhiệm vụ phân chia một phần nước lũ của một con sông vào những vùng thấp để hạ đỉnh lũ, đảm bảo an toàn cho những khu vực quan trọng phía hạ du sông.
+ Cống ngăn triều: công trình thủy lợi xây dựng trên dòng sông ở vùng ven biển để ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng.
+ Cống tiêu nước: công trình thủy lợi có nhiệm vụ tháo nước, tiêu úng từ đồng ruộng, vùng nuôi trồng thủy sản, dân cư.
+ Cống phân nước: công trình thủy lợi xây dựng ở đầu kênh nhánh dùng để phân phối nước cho hệ thống thủy nông, hệ thống thủy lợi nội đồng.
+ Cống xả cát: công trình thủy lợi có nhiệm vụ xả cát lắng đọng trước công trình
Cống công trình thủy lợi phải được kiểm tra thường xuyên trong mùa lũ bao nhiêu lần?
Căn cứ theo tiểu tiết 6.2.2.1 tiết 6.2.2 Tiểu mục 6.2 Mục 6 TCVN13999:2024 quy định như sau:
6 Bảo trì cống
[...]
6.2 Quy định về công tác kiểm tra
[...]
6.2.2 Chế độ kiểm tra
6.2.2.1 Kiểm tra thường xuyên
a) Đối với các cống lớn và cống vừa:
a1) Khi cống mở: mỗi ngày kiểm tra ít nhất 1 lần.
a2) Khi cống đóng: mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần.
a3) Trong mùa lũ: Đối với các cống trực tiếp với lũ ở sông:
- Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 1 trở lên: hàng ngày phải có người thường trực, kiểm tra toàn bộ công trình.
- Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 2 trở lên: phải trực theo dõi theo chế độ 24 giờ và ít nhất 8 giờ phải kiểm tra 1 lần.
- Khi mực nước sông lên tới mức báo động lũ cấp 3 hoặc trên mức báo động cấp 3: phải trực theo chế độ 24 giờ kiểm tra cống hàng giờ và có người túc trực tại cống.
b) Đối với các cống nhỏ:
b1) Khi cống đang mở: mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần.
b2) Khi cống đóng: mỗi tháng kiểm tra ít nhất 1 lần.
b3) Trong mùa lũ: Đối với các cống trực tiếp với lũ ở sông phải tổ chức kiểm tra:
- Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 1 trở lên: hàng ngày phải có người thường trực, kiểm tra toàn bộ công trình.
- Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 2 trở lên: phải trực theo dõi theo chế độ 24 giờ và ít nhất 8 giờ phải kiểm tra 1 lần.
- Khi mực nước sông lên tới mức báo động lũ cấp 3 hoặc trên mức báo động lũ cấp 3: phải trực theo chế độ 24 giờ kiểm tra cống hàng giờ và có người túc trực tại cống.
[...]
Như vậy, tần suất kiểm tra thường xuyên cống công trình thủy lợi trong mùa lũ được xác định như sau:
- Đối với các cống lớn và cống vừa trực tiếp với lũ ở sông:
+ Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 1 trở lên: hàng ngày phải có người thường trực, kiểm tra toàn bộ công trình.
+ Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 2 trở lên: phải trực theo dõi theo chế độ 24 giờ và ít nhất 8 giờ phải kiểm tra 1 lần.
+ Khi mực nước sông lên tới mức báo động lũ cấp 3 hoặc trên mức báo động cấp 3: phải trực theo chế độ 24 giờ kiểm tra cống hàng giờ và có người túc trực tại cống.
- Đối với các cống nhỏ trực tiếp với lũ ở sông:
+ Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 1 trở lên: hàng ngày phải có người thường trực, kiểm tra toàn bộ công trình.
+ Khi mực nước sông tương ứng với mức báo động lũ từ cấp 2 trở lên: phải trực theo dõi theo chế độ 24 giờ và ít nhất 8 giờ phải kiểm tra 1 lần.
+ Khi mực nước sông lên tới mức báo động lũ cấp 3 hoặc trên mức báo động lũ cấp 3: phải trực theo chế độ 24 giờ kiểm tra cống hàng giờ và có người túc trực tại cống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?