Đất đã kê biên 400m2 có tứ cận cụ thể, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không xác định được mục đích sử dụng, có thẩm định giá được không?
Án sơ thẩm tuyên A phải trả cho B 1 tỷ đồng và kê biên nhà đất của A để đảm bảo THA. Án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. C mua được nhà đất nói trên theo diện mua tài sản phát mãi bán đấu giá để thi hành án. C nộp đủ tiền và đã được cơ quan THA giao nhà đất và B đã nhận tiền thi hành án. Trong quá trình làm thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà đất cho C thì Chánh án TANDTC có kháng nghị giám đốc thẩm và Hội đồng thẩm phán TANDTC có Quyết định giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Hiện nay, cơ quan THA đã đình chỉ vụ án, đồng thời có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn việc xác lập giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói trên.
Xin hỏi: việc cơ quan THA ra văn bản ngăn chặn trong trường hợp trên là đúng hay sai? C có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hay không?
1. Đăng ký thế chấp được quy định trong Bộ luật Dân sự có phải là quy định bắt buộc không?
2. Việc cá nhân với cá nhân thực hiện việc vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất và đã được công chứng, nhưng không thực hiện việc đăng ký thế chấp. Sau khi bên vay (bên thế chấp) không trả được nợ, nên bên cho vay (bên nhận thế chấp) đã khởi kiện ra tòa. Tại quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án ghi: sau khi bên vay trả hết nợ gốc và lãi cho bên cho vay, thì bên cho vay trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên vay. Do bên vay làm ăn thua lỗ, nên đang phải thi hành nhiều bản án. Khi ra quyết định kê biên đối với quyền sử dụng đất đang thế chấp nêu trên thì có 3 người cùng là người được thi hành án ở 3 bản án, quyết định khác nhau. Như vậy trong trường hợp này người cho vay có nhận thế chấp GCNQSD đất có được ưu tiên thanh toán hay không?
Chào luật sư, tôi nhờ LS tư vấn cho tôi trường hợp sau: Bà ngoại tôi có 5 người con, lúc còn sống mẹ tôi đưa tiền cho bà ngoại tôi mua 1 miếng đất ở thủ đức, mua bán chỉ làm giấy tay, và tờ giấy này cũng đã mất. Trước khi chết, bà ngoại tôi nói cho mẹ tôi sở hữu toàn quyền miếng đất đó, chỉ nói miệng ko có giấy tờ gì cả. Trên sổ hộ khẩu ở miếng đất đó, chỉ có tên mẹ tôi và người em thứ 4. Sau này, mẹ tôi tiến hành làm thủ tục hợp thức hóa miếng đất đó, nên kêu người em thứ 4 làm giấy tay không liên quan cũng như ko tranh chấp gì miếng đất đó với mẹ tôi, có chứng nhận của địa phương. Vì giấy tay lúc bà ngoại mua miếng đất đó đã mất ($ là của mẹ tôi cho), nên để dễ dàng trong thủ tục, mẹ tôi khai nhận là mẹ tôi đứng ra mua, nên mọi giấy tờ đều đứng tên mẹ tôi. Hiện nay, miếng đất đó đã có sổ hồng, và dĩ nhiên là mẹ tôi đứng tên toàn quyền. Từ ngày có sổ hồng đến nay là 03 năm. Vậy cho tôi hỏi, nếu giờ 4 người con còn lại đâm đơn ra kiện đòi chia miếng đất đó thì có hợp pháp không? Có quyền hạn không? Mong hồi âm của LS, chân thành cảm ơn.
Hiện tôi đang phải thi hành án về thanh toán nợ 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng). Tôi không có tài sản gì để thi hành án. Trước khi mất bố tôi có để lại di chúc (có chứng thực của UBND xã) chia cho tôi một phần đất của ông. (Thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của bố mẹ tôi, khi mất ông chỉ để lại di chúc chia phần của ông là 1/2 thửa đất của ông bà). Do anh trai tôi không đồng ý chia đất cho tôi theo di chúc nên sau khi bố tôi mất di chúc chưa được thực hiện. Chấp hành viên ấn định cho tôi trong thời gian 4 tháng để thực hiện chia đất theo di chúc hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản theo di chúc. Nếu sau thời gian 4 tháng mà tôi không nhận được đất thừa kế mà không khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia thừa kế thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên, bán đấu giá thửa đất nói trên để thi hành án. Vậy cơ quan thi hành án có quyền kê biên đất chưa chia thừa kế không? Nếu kê biên đất thì được kê biên tất cả thửa đất của bố mẹ tôi hay chỉ được kê biên phần đất của bố tôi để lại hay chỉ kê biên phần đất tôi được hưởng theo di chúc?
Năm 2009, tôi nhờ anh T bán giúp tôi hai thửa đất, một thửa 90 m2, đất ở đô thị một thửa 53,1 m2, đất trồng cây lâu năm (được cấp theo hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Đến khi có người đồng ý mua với giá 350 triệu đồng (theo lời anh T nói) thì anh T yêu cầu tôi đưa 02 Giấy chứng nhận trên để làm hợp đồng sang tên, nhưng khi đưa giấy tờ đất xong thì không thấy anh T gọi đi ký tên làm thủ tục. Khoảng 2, 3 tháng sau hỏi anh T thì anh nói đã sang tên rồi, nhưng anh T đã vay luôn số tiền chuyển nhượng. Đến nay đã 5 năm nhưng anh T không trả lại cho gia đình tôi số tiền trên. Xin hỏi tôi có kiện anh T được không? Tôi không ký tên chuyển quyền sử dụng đất nên tôi có thể đòi thửa đất trên được không, thửa đất đã được chuyển nhượng là do anh T giả mạo chữ ký của tôi thì hợp đồng không có giá trị pháp lý đúng không? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn.
Gửi bởi: Lê Hoàng Tuấn
Tôi bị kê biên tài sản để trả nợ ngân hàng nhưng tôi không nhất trí với việc định giá tài sản đất và nhà. Cụ thể như sau: Ngôi nhà hiện tôi đang ở diện tích đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 190 m2. Diện tích thực tế 259 m2. Khi cơ quan thi hành án xuống kê biên kê luôn của tôi 259 m2 mặc dù trong biên bản kê biên tôi nhất trí với cơ quan thi hành án chỉ kê biên 190 m2 đất không được kê biên số diện tích thửa còn lại và nhà ở. Vậy mà sau một tháng kê biên, cơ quan thi hành án lại gửi thông báo kê biên hết số diện tích đất thực tế và nhà ở của tôi. Đồng thời quyền sử dụng đất này là đất cấp cho hộ gia đình, cơ quan thi hành án cũng không phân chia tài sản cho 3 đứa con tôi đã trên 18 tuổi. Vậy, cho tôi hỏi tôi có thể yêu cầu cơ quan thi hành án không được kê biên số diện tích 69 m2 còn lại được không? Nếu đất cấp cho hộ gia đình thì tôi phải làm thủ tục như thế nào để cơ quan thi hành án chia quyền lợi cho 3 đứa con tôi?
Theo bản án phúc thẩm bà Loan và ông Sơn có nghĩa vụ trả cho bà Thúy số tiền là 130.000.000 đồng. Theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, bà Thúy liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai của huyện được nơi đây xác nhận bà Loan và ông Sơn đang đứng tên diện tích đất ở là 200m2(đã có sổ đỏ). Sau đó Chấp hành viên mời vợ chồng họ đến thì họ cho biết diện tích đất này họ đã làm thủ tục công chứng chuyển nhượng cho người khác (trước khi có bản án), nhưng do đất bị thu hồi 30m2 để làm đường nên chưa sang tên; qua đó hiện nay diện tích đất này vợ chồng ông Sơn vẫn đứng tên.
1. Vậy, Chấp hành viên có quyền kê biên diện tích đất này để thi hành án cho bà Thúy không?
2. Vợ chồng ông Sơn được mách nước, nên đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã công chứng), nhưng chưa sang tên cho người mua; mục đích là tẩu tán tài sản. Vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng, nhưng chưa đăng ký sang tên, chưa nộp thuế dẫn đến người mua chưa có sổ đỏ thì Chấp hành viên có quyền kê biên, phát mãi tài sản này không? Hợp đồng này có giá trị pháp lý không? Theo Luật Đất đai thì thời điểm nào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới hoàn thành và được công nhận?
Tôi có mua một mảnh đất (86m2 trong diện tích cả mảnh 230m2). Nhưng mảnh đất đó đang thế chấp ngân hàng nên hai bên mua và bán đã làm biên bản thỏa thuận mua bán, có nội dung khi đến hết hạn phải trả ngân hàng, bên bán phải có trách nhiệm lấy sổ đỏ ra và tách sổ sang tên cho bên mua. Vậy xin hỏi khi quá hạn mà người bán không thanh toán được cho ngân hàng thì xử lý thế nào? Tôi phải làm những gì? Xin cảm ơn.
Gửi bởi: Phạm Trí Minh
Chào luật sư! Kính mong luật sư giải đáp cho em một vấn đề liên quan đến chia di sản thừa kế. Gia đình nhà chồng em là cháu ngoại của bà, bà lúc còn sống đã làm thủ tục cho tặng chồng 500m2 đất đã cấp GCNQSDĐ đứng tên chồng em( năm 2007). Bà ngoại chồng em co 3 người con: Mẹ chồng em, một cậu và một bác nữa, nhưng mẹ chồng em mất sớm còn lại chồng em ở với bà từ năm 1993-2010 thì bà mất. Khi cho chồng em 500m2 đất chính bà ra phường tự cắt đất và làm sổ đỏ. Tháng 12/2010 bà mất để lại 100 triệu và 06 chỉ vàng cùng với 01 sổ đỏ đứng tên bà có diện tích là 750m2. Sau khi bà chết bà bác kia nói: “chồng em phải chia cho bác ý 100m2 đất nếu không bác ý sẽ kiện” Về phần tài sản còn lại của cụ thì gia đình họp và có sự thừ nhận của chính quyền xã laị cho bà bác kia 100 tr và 6 chỉ vàng. Khi còn sống bà ngoại cũng cho ông cậu kia 700m2 đất đã đứng tên ông cậu. Vậy em xin hỏi, nếu khởi kiện thì chồng em có phải chia cho bác kia đất không?
Gửi bởi: khuat thi oanh
Trước giải phóng, tôi có xây dựng căn nhà trên diện tích đất 30 m2. Năm 1991, khi đề nghị cấp giấy chủ quyền, tôi chỉ được quận công nhận gần 15 m2 (phần đất còn lại không được công nhận do vướng quy hoạch hẻm).
Năm 2009, khi tôi đổi sang giấy hồng, vì quy hoạch có thay đổi nên tôi được công nhận thêm hơn 13 m2 trong số đất 30 m2 nói trên. Vậy tôi có phải đóng tiền sử dụng 13 m2 đất đó hay không?
Tôi có hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho hai thửa đất khác nhau), tuy nhiên mục nguồn gốc sử dụng mỗi giấy chứng nhận lại ghi một nội dung khác nhau.
Cụ thể:
1/ Giấy 1 ghi nguồn gốc sử dụng: Do nhận chuyển nhượng
2/ Giấy 2 ghi nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Việc ghi nội dung này có ý nghĩa gì, khác nhau như thế nào? Nếu chuyển mục đích từ đất nông nghiệp (2L) sang đất ODT thì có phải đóng tiền sử đất hay không (trong hạn mức)?
Năm 2000 gia đình tôi có mua một miếng đất tại Q.Bình Tân, TP.HCM. Hợp đồng mua bán chỉ có giấy tay do ba tôi và chủ đất lúc đó ký. Đất này trước đây thuộc loại gì tôi không rõ, chỉ biết trước khi mua là cái ao nhỏ, sau đó chủ đất phân nhiều nền rồi đem bán.
Sau khi mua gia đình tôi xây nhà trọ (không phép) để kinh doanh. Mấy năm nay do tốc độ đô thị hóa của Q.Bình Tân rất cao nên vùng này đã xây dựng hầu như toàn bộ.
Ba tôi nay đã mất, gia đình tôi muốn làm giấy tờ miếng đất trên với mục đích có thể xây dựng, sửa chữa và mua bán nếu cần thiết trong tương lai. Hiện nay tôi không biết rõ đây thuộc loại đất gì (đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất vườn...) để chuyển quyền sử dụng thành đất thổ cư. Xin được tư vấn.