Tôi hiện đang là nhân viên kế toán cho một trường mẫu giáo A. hưởng lương từ ngân sách nhà nước và có tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tôi muốn ký thêm hợp đồng khoán công việc với trường mẫu giáo B là hoàn thành nhiệm vụ kế toán với số tiền là 3 triệu/ tháng như vậy có được không? Vì nhân viên kế toán trường mẫu giáo B đang nghỉ thai sản. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi hợp đồng( nếu có thể tôi nhờ luật sư chỉnh sửa mẫu hợp đồng cho đúng pháp luật). Trân trọng cám ơn luật sư!
Thưa luật sư. Tôi có đi làm việc tại một công ty Thiết kế Thời Trang. Tôi có ký Hợp đồng lao động thử việc, loại Hợp đồng lao động 02 tháng bắt đầu từ ngày 12/08/2013 đến 11/10/2013. Sau khi thử việc đạt yêu cầu tôi được ký tiếp Hợp đồng lao động, loại Hợp đồng lao động 06 tháng từ ngày 01/10/2013 đến 31/03/2014, Sau đó tôi lại được ký tiếp hợp đồng thời hạn 06 tháng bắt đầu từ ngày 01/04/2014 đến 30/09/2014, tiếp theo tôi lại ký tiếp hợp đồng thời hạn 1 năm từ ngày 01/10/2014 đến 30/09/2015 . Công việc phải làm: Được mô tả theo vị trí công việc được giao. Trong thời gian làm việc tại Cty tôi không được đóng BHXH hay BHYT với lý do tôi chỉ ký hợp đồng 6 tháng nên không được đóng. Trước khi hết hạn HĐ tôi cũng không được báo trước Ngày 10/10/2014 tôi có quyết định nghỉ việc tại Cty và báo lại với người phụ trách của tôi. và tôi bắt đầu nghỉ việc tại Cty và không đến Cty làm. Việc này khá rắc rối vì tôi biết tôi nghỉ việc đột suất là sai HĐ và tôi sẵn sàng chịu phạt., nhưng sau khi tôi báo nghỉ việc lại sảy ra tình trạng như sau: Trong hợp đồng lao động ngày trả lương của Cty tôi là từ 10-15 hàng tháng. Khi tôi báo nghỉ từ ngày mùng 10, Cty đã không trả lương T9 cho tôi bao gồm lương và thưởng (T9 lại là tháng hết hạn hợp đồng), với lý do là nếu nhân viên không bàn giao CV và hoàn thành thủ tục thì sẽ bị giữ lại hết tòa bộ thu nhập (lương + thường +......) cũng như lương tháng 10. Theo tôi hiểu thì Cty phải trả lương đúng thời hạn cho tôi, còn phạt là sau khi trả lương thì tôi mới phải nộp số tiền phạt sau đó. Trong hợp đồng tiền lương của tôi là khoảng 3.2tr nhưng trên thực tế lương của tôi là 12tr chưa tính chế độ (tính chế độ vào khoảng 13tr) nhưng Cty giữ lại toàn bộ. Tôi có tìm hiểu BLLĐ và có một vài thắc mắc như sau: 1: Hợp đồng lao động thử việc và Hợp đồng lao động khác nhau ở điểm nào, BLLĐ không có nói đến loại Hợp đồng thử việc. 2: Hợp đồng lao động dưới 12 tháng của tôi theo như tôi hiểu như quy định trong BLLĐ là hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định. Với công việc thiết kế thời trang của tôi có được coi là hợp đồng mùa vụ hay cv nhất định không (Công việc tôi làm cũng giống công việc của nhân viên khác và thiết kế các sản phẩm) và trong hợp đồng không có bất kì xác định số lượng và khối lượng phải hoàn thành, mà là hoàn thành theo kế hoạch CV được giao, và theo tôi được biết hợp đồng dưới 12 tháng thì không phải thử việc, như vậy Cty tôi có làm sai quy định không ? 3: Trong thời gian làm việc tại công ty tôi đã kí 4 hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như tôi hiểu thì Cty tôi đã vi phạm quy định về việc ký hợp đồng xác định thời hạn liên tiếp quá 2 lần, nhưng tôi không hiểu Cty tôi sai ở hợp đồng nào, bắt đầu từ hợp đồng thứ 3 (Hợp đồng ngày 01/04/2014) hay từ hợp đồng thứ 4 (Hợp đồng từ 01/10/2014) đây chính là điều tôi hỏi ở câu hỏi số 1, để có thể xác minh từ thời điểm hợp đồng nào Cty tôi đã vi phạm PL. Vì trong Chương IV của BLLĐ chỉ nhắc đến HĐLĐ mà không nhắc nhiều đến HĐLĐ thử việc nên tôi chưa hiểu rõ. 4: Như vậy nếu Cty tôi sai quy định ngay từ đầu tôi phải làm ntn? Nếu Cty tôi sai tai hợp đồng thứ 4 (HĐ 01/10/2014) Vậy hợp đồng này có hiều lực không?. Việc Cty không trả lương và thưởng T9 có đúng quy định không? vì tháng 9 là tôi hết hợp đồng. Nếu Cty tôi sai ở HĐ thứ 3 ( từ ngày 01/04/2014) thì như thế nào, hợp đồng có hiệu lực không? 5: Nếu HĐ thứ 4 sai, vậy tôi tự nghỉ việc trong t10 có vi phạm? 6: Về thỏa thuận trong hợp đồng có nhắc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng vi phạm sẽ bị sử phạt không thanh toán toàn bộ lương + thưởng.... theo quy định của cty (Cty tôi quy định 1 tháng, sau này khi nghỉ việc tôi mới biết). Trong HĐ ko nêu rõ bn tháng, và khi ký hđ ko được phổ biến. Vậy nếu bị phạt tôi sẽ bị phạt như thế nào? Tôi còn rất nhiều thắc mắc khác nữa, xin Luật sư tư vấn giúp! Cảm ơn các Luật sư!
Thân chào luật sư ! Em làm việc ở công ty từ 22/09/2014, theo thỏa thuận ban đầu giữa em và công ty thì :sau 1 tháng thử việc, sẽ ký hợp đồng chính thức, và sau 3 tháng ký hợp đồng sẽ được đóng bảo hiểm. ngày 22/10/2015 em ký hợp đồng làm việc 1 năm, theo như hợp đồng thì đến ngày 22/01/2015 em phải có bảo hiểm, nhưng đến nay công ty vẫn chưa đóng bảo hiểm cho em, mặc dù em đã nhắc nhiều lần. Đến 22/10/2015 em kết thúc hợp đồng, luật sư cho em hỏi e có thể thanh lại phần bảo hiểm mà đáng lý ra em đã được đóng từ 22/01/2015 không? Và trong thời gian bao lâu kể từ ngày kết thúc hợp đồng, thì công ty phải thanh toán toàn bộ lương và bảo hiểm cho em và em có phải khi bàn giao toàn bộ công việc xong mới được hưởng lương hay không ? nếu trong thời gian đó công ty không thanh toán cho em thì phải làm sao ?
Thực hiện quyết định di dời cơ sở ô nhiễm môi trường, công ty tôi thông báo mức hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) gồm 0,5 tháng lương cơ bản nhân hệ số lương nhân số năm công tác. Một số công nhân không đồng ý mức hỗ trợ này vì cho rằng thấp hơn so với quy định của Nhà nước. Vậy quy định cụ thể thế nào?
Vì làm ăn thua lỗ nên đơn vị của tôi đang làm thủ tục phá sản, và giải thể nên không có tiền trả lương cho nhân viên và cũng nợ tiền BHXH từ tháng 12/2012 ( tôi làm kế toán của công ty), nên chưa được cơ quan BHXH chốt sổ. Đến tháng 05/2013 tôi chính thức nghỉ việc và lập thủ tục báo giảm với cơ quan BHXH tại công ty này. Sau đó tôi xin vào làm việc tại hợp đồng với công việc làm kế toán trường học và được đóng BHXH từ tháng 9/2013 đến nay, hiện nay tôi đang hoàn thiện hồ sơ để xét biên chế chính thức. Tuy nhiên, bên cơ quan tôi yêu cầu là phải có sổ BHXH để bổ sung vào hồ sơ. Vậy cho tôi hỏi tôi có được xác nhận vào sổ BHXH tại đơn vị cũ với thời gian tham gia đóng BHXH đến tháng 5/2013 hay không? ( sổ BHXH của tôi hiện này tôi đang giữ nhưng chưa chỉ mới được in tờ rời đến tháng 12/2011). Xin cảm ơn.
Tôi làm việc tại công ty ở Trảng Bom được 4 năm, khi nghỉ việc có quyết định thôi việc của công ty. Lúc đó, công ty giao cho tôi sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa được chốt sổ với cơ quan BHXH. Đến khi làm thủ tục nhận trợ cấp BHXH một lần thì cơ quan BHXH kêu tôi liên hệ với nơi công ty để chốt sổ. Tuy nhiên, công ty còn nợ 20 tháng tiền BHXH. Nay công ty phá sản, giám đốc bỏ trốn. Làm sao tôi có thể chốt sổ BHXH? Và đến cơ quan nào giải quyết?
Bạn tôi là công nhân làm việc tại một Công ty liên doanh với Nhật Bản tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Trong khi tham gia lao động tại nhà xưởng của công ty, do không tuân thủ đúng quy trình lao động, bạn tôi bị tai bạn. Bạn tôi đã được người của công ty đưa đi cấp cứu nhưng do bị chấn thương quá nặng đã chết sau 2 tuần nằm viện vào ngày 10/5/2016. Bạn tôi đã làm ở Công ty này được 5 năm, có hợp đồng dài hạn và đã tham gia đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 2011, khi bắt đầu ký hợp đồng lao động với Công ty. Bạn tôi có vợ đang đi làm, 2 con nhỏ một cháu 4 tuổi và một cháu 2 tuổi và bản thân đang phải nuôi cha đẻ, mẹ đẻ già, yếu không có thu nhập và không có ai trực tiếp nuôi dưỡng. Gia đình bạn tôi có được Công ty bồi thường hay không? Mức bồi thường như thế nào? Gia đình bạn tôi được hưởng chế độ mai táng, chế độ trợ cấp tuất hàng tháng như thế nào ?
Tôi có đọc được câu trả lời của Sở Nội vụ Hà Nội về việc Hà Nội chưa tính lương giáo viên mầm non theo bằng cho giáo viên thi đỗ vào kì tuyển dụng năm 2011như sau: “Theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội năm 2011 thì chỉ tiêu tuyển dụng: ngạch giáo viên mầm non - mã ngạch 15.115 (giáo viên mầm non đạt chuẩn, giáo viên có trình độ trung cấp); Việc trả lương cho viên chức không chỉ căn cứ vào bằng cấp mà căn cứ vào các tiêu chuẩn của ngạch viên chức (trong đó có tiêu chuẩn về trình độ). Như vậy dù bạn có trình độ đại học nhưng đăng ký dự tuyển vào ngạch giáo viên mầm non đạt chuẩn (mã ngạch 15.115) thì đương nhiên được hưởng lương ở mã ngạch đó là đúng." Vậy tôi có thể tạm hiểu tiêu chuẩn của giáo viên mầm non tại Hà Nội là có bằng trung cấp. Năm 2005 Bộ Nội Vụ có Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo. Trong đó có có chức danh Giáo viên mầm non chính (trình độ cao đẳng) mã số 15a.260 và Giáo viên mầm non cao cấp (trình độ đại học) mã số 15a.205. Tôi được biết ngay sau đó đa số các tỉnh thành (tôi dẫn chứng các tỉnh nơi các bạn đồng khoá đại học với tôi Ninh Bình, Thái Nguyên, ngay cả Hà Giang một tỉnh biên giới) đã thực hiện quyết định này. Nghĩa là ngoài việc tuyển dụng và tính lương theo giáo chuẩn là trung cấp họ đã xếp các chức danh cho giáo viên trên chuẩn: giáo viên mầm non chính và giáo viên mầm non cao cấp để họ được hưởng các chính sách ưu đãi đúng với trình độ của họ. Tôi cũng hiểu quyết định này của sở nhằm mục đính khuyến khích nâng cao trình độ cho viên chức mầm non. Nhưng xã hội hiện nay có quá nhiều yếu tố đặt lên trên lòng yêu nghề hay nhiệt huyết, chính vì vậy nhà nước mới cần đến những chính sách ưu tiên hay khuyến khích. Và cũng bởi vậy tôi thấy không có lí do gì để ngay từ khi chọn nghề chọn trường các giáo viên mầm non tương lai ở Hà Nội phải chọn các trường Cao đẳng hay Đại học để rèn học tập. Hiện nay tôi được biết Thông tư số 20/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV Thông tư liên tịch Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đã có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2015 Theo như thông tư này: "1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (gọi chung là trường mầm non) 2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức là giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân." Vậy tôi rất mong Sở Nội Vụ Hà Nội trả lời cho tôi 2 câu hỏi sau: 1. Khi nào các viên chức mầm non tại Hà Nội được áp dụng thông tư này? Hay Hà Nội vẫn áp dụng quyết định của thành phố và không có gì thay đổi? 2. Theo như tôi được biết kì tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2015 của thành phố Hà Nội có vị trí giáo viên mầm non mã ngạch 15.115. Vậy cho hỏi nếu Hà Nội rà soát và thực hiện đúng như thông tư này thì viên chức mới trúng tuyển (đang trong thời gian tập sự) có được áp dụng hay không?
Người hỏi: Mai Sim ( 23:21 06/12/2015)
Tôi quê ở Gia Lâm. Năm 1995 tôi học xong ĐHSP Hà Nội thì tình nguyện lên công tác ở tỉnh Cao Bằng. Nay do bố mẹ tôi đã già yếu, vậy tôi muốn xin chuyển về quê nhà là huyện Gia Lâm để công tác dạy học và phụng dưỡng cha mẹ già. Vậy tôi xin hỏi tôi phải làm thu tục hồ sơ như thế nào để được chuyển về quê nhà. Xin cảm ơn.
Người hỏi: Nguyễn Thị Tâm ( 12:24 30/09/2014)
Tôi là giáo viên mầm non của huyện Phú Xuyên. Tôi công tác trong nghành từ năm 2011 hiện đã được xếp lương theo ngạch viên chức. Nhưng theo quyết định thì tôi đã lên lương bậc 2 được 1 năm đến nay vẫn chưa có quyết định. Như vậy là đúng hay sai. Tôi nghỉ thai sản tháng 9 năm 2013 Theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Vậy trong thời gian tôi nghỉ thai sản đúng quy định của BHXH nhà trường không chi trả phụ cấp đứng lớp cho tôi như vậy là đúng hay sai.
Người hỏi: phạm thị hoa ( 05:42 31/08/2014)
Tôi muốn hỏi về chế độ chính sách : Giáo viên đang công tác tại xã An Phú Mỹ Đức có được chế độ thuộc chương trinh 135 không? Và bao giờ thì được chế độ này?
Người hỏi: Lê Hồng Sỹ ( 10:02 06/09/2010)
Hiện tôi là giáo viên trường THCS hạng I được phân công làm công tác chuyên trách thiết bị. Trong năm học 2014-2015 vừa qua nhà trường có phân công thêm cho tôi quản lý phòng máy vi tính của học sinh. Như vậy theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Tôi có được kê tăng giờ là 3 tiết/tuần hay không? Mặc dù tôi đã có trao đổi với Hiệu trưởng nhà trường và được trả lời là không được với lí do là Trách nhiệm của thiết bị là phải quản lý phòng máy (phòng học bộ môn) nhưng theo tôi được biết: giáo viên phụ trách thiết bị của trường có chức năng, nhiệm vụ khác với giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng học bộ môn. Trong khi đó một giáo viên khác phụ trách phòng máy năm học 2013-2014 và năm học 2015-2016 đều được giải quyết tăng giờ 3 tiết/tuần. Rất mong quý cơ quan tư vấn và trả lời, xin chân thành cảm ơn.(Nguyễn Văn Cường)
Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 8 năm 2014, tôi công tác tại một trường THCS thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Trong khoản thời gian từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 9 năm 2013 tôi xin đi học đại học nâng cao nghiệp vụ tại Đại học Đồng nai và được hiệu trưởng đồng ý cho đi học với kinh phí tự túc. Tháng 8 năm 2014 vì hoàn cảnh gia đình tôi xin thuyên chuyển công tác về một trường THCS trong thành phố Biên Hòa. Như vậy, trường hợp của tôi có được nhận tiền hỗ trợ học tập nâng cao trình độ bậc đại học là 5.000.000 của tỉnh Đồng Nai hay không? Nếu được thì tôi sẽ nhận ở đâu? thủ tục thế nào? Kính mong được giải đáp.
Chị tôi tốt nghiệp Sư phạm chuyên nghành Văn - công tác đội và ra trường nhận công tác tại trường PTDTNT huyện được phân làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh được 5 năm nhưng không được phụ cấp trách nhiệm. Năm đầu ra trường tôi thấy TPT Đội ở các trường khác đều được và tôi bảo chị tôi hỏi lại hiệu trưởng thì được câu trả lời " TPT Đôi ở các trường khác là bán chuyên trách còn chị tôi là TPT Đội chuyên trách nên không được phụ cấp. Tôi không tin là như thế, đầu năm nay tôi có tìm được thông tư số 23/TTLN ngày 15 thang 01 năm 1996 và đưa cho chị tôi lấy lên trường trình hiệu trưởng. khi đưa cho hiệu trưởng xem, hiệu trưởng lại nói "thế thì được phụ cấp 0,1 vì trường vừa có 08 lớp là trường hạng III". Nhưng trường chị tôi là trường PTDTNT là trường chuyên biệt, theo tôi biết trường chuyên biệt phải tương đương với trường hạng I, phải được phụ cấp 0,3. nhưng tôi chưa tìm được công văn nào chứng tỏ điều đó, còn công văn 33/2005/TT-BGDT ngày 18 tháng 12 năm 2005 thì hiệu trưởng lại nói công văn đó chỉ áp dụng cho lãnh đạo. có Bác nào có công văn hướng dẫn thì gửi cho em và giúp chị em đòi quyền lợi mới. nếu chị em được hưởng thì có được truy lĩnh lại các năm học trước không? em xin chân thành cảm ơn!(Nông Thị Huế)
Hiện nay, tập thể cán bộ, giáo viên dạy nghề sơ cấp – thường xuyên thuộc Trung tâm dạy nghề Huyện Tân Phú – Đồng Nai đang áp dụng chế độ làm việc cụ thể như sau: Tổng thời gian giảng dạy, đứng lớp: 1104 giờ chuẩn. Ngoài thời gian trên thực hiện công tác chuyên môn tại Trung tâm dạy nghề. Vậy so với chế độ làm việc của giáo viên theo Thông tư 09/2008 của Bộ LĐ-TBXH, tập thể giáo viên chúng tôi phải thực hiện chế độ làm việc như thế nào mới đúng và đủ. Xin chân thành cảm ơn.(Nguyễn Duy Anh)
Giáo viên Tiểu học kiêm nhiệm công việc chuyên môn là: GVCN lớp và tổ trưởng chuyên môn. Kiêm nhiệm công tác đoàn thể là Chủ tịch Công đoàn của 1 trường Tiểu học hạng 1. Vậy giáo viên đó được giảm bao nhiêu tiết trong một tuần là đúng? Rất mong sớm nhận được câu trả lời của Qúy Sở. Tôi xin chân thành cảm ơn. (LÊ THỊ HỒNG)
Tôi là giáo viên mầm non tại Bình Phước. Trong năm 2014 tôi có làm đơn xin thuyên chuyển đơn vị công tác và đã được Phòng giáo dục ra quyết định thuyên chuyển tôi về đơn vị công tác mới. Nhưng hiệu trưởng ở đơn vị mới không tiếp nhận tôi theo quyết định của phòng GD, trong khi đơn vị cũ đã làm giấy thôi trả lương. Trong trường hợp này tôi phải làm sao? xin tư vấn giúp tôi. cảm ơn nhiều!