Trong trường hợp người lao động có quyền từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà họ phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động hay không?
Trong trường hợp người lao động có quyền từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà họ phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động hay không?
Tai nạn lao động do lỗi của người lao độngTôi muốn hỏi về chế độ tai nạn lao động như sau: 1. Nếu nhân viên bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, và theo kết quả điều tra TNLĐ thì đó là do lỗi của nhân viên, nhân viên sẽ nhận được trợ cấp từ công ty (bằng 40% mức bồi thường). Nhân viên này có được chế độ TNLĐ từ BHXH hay không, nếu tỉ lệ suy giảm khả năng lao động trên 5% (Lỗi do người lao động). Nếu không được chế độ thì có điều khoản của luật hoặc thông tư nào khẳng định về điều đó hay không? 2. Tai nạn giao thông hoàn toàn do lỗi của người lao động theo kết quả từ biên bản tai nạn giao thông từ Công An xảy ra trên đường đi làm (với thời gian và địa điểm hợp lý) có được gọi là tai nạn lao động hay không? Theo luật thì công ty không bồi thường và trợ cấp trong trường hợp tai nạn giao thông do lỗi của người lao động. Tuy nhiên, trường hợp này người lao động có được hưởng chế độ TNLĐ từ BHXH hay không? Nếu không thì có điều nào của luật đề cập đến đến vấn đề này? 3. Giống như trường hợp 2, tuy nhiên không hoàn toàn do lỗi của người lao động mà còn do lỗi của bên còn lại, vậy trường hợp này NLĐ có được công ty trợ cấp TNLĐ hay không và được hưởng chế độ TNLĐ từ BHXH hay không? Kính mong BHXH trả lời những thắc mắc ở trên để doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.
Nsdlđ thanh toán 100% viện phí cho nlđ - Trả tiền lương cho nlđ trong những ngày bị tai nạn lao động. - Sau khi giám định thương tật dựa theo mức độ tỷ lệ thương tật (sẽ được BHXH trích quỹ thanh toán trợ cấp TNLĐ) - NSDLD phải bồi thường TNLD. Vậy trường hợp bồi thường tnlđ này là do cty không đóng BHXH hoặc chưa đóng BHXH kịp thời hay ngoài 3 trường hợp trên nlđ được hưởng thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường theo khoản trên?
Dạ thưa các anh chị. Em tên là Trịnh Quốc Chương 1 năm em có đi làm công nhân tại công ty ASAMA số 19 lô N, đường ĐT743, KCN Sóng Thần I. Sau đó em bị tai nạn lao động mất đi một ngón tay cái của bàn tay phải. Nhưng đúng thời điểm đó thì em đậu Đại Học Bình Dương nên em phải xin nghỉ việc ở công ty đó. Đến hiện nay em lấy được sổ bảo hiểm mà không có viết gì tới chuyện em bị tai nạn lao động gì hết. Nay em xin hỏi bảo hiểm Bình Dương cho em biết trường hợp của em như vậy thì sổ bảo hiểm của em có đúng như vậy không? Vì sao em có đóng tiền bảo hiểm mà em bị tai nạn lao động lại không nhận được chợ cấp từ phía bảo hiểm và công ty ASAMA số 19 lô N, đường ĐT743, KCN Sóng Thần I. không có bồi thường gì cho trường hợp của em hết.Kính mong các anh chị giải đáp dùm em.
Em trai mình vừa rồi bị tai nạn lao động và điều trị ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình(ctch). Trong thời gian nghỉ điều trị và các lần đi tái khám bệnh viện vẫn cấp đủ giấy C65 nghỉ ốm. Tuy nhiên khi nộp các giấy tờ lên bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm yêu cầu phải nộp giấy ra viện sao y và tất cả các ngày mà mình đi khám có toa thuốc phải yêu cầu bệnh viện đóng dấu "khoa khám bệnh" vào. Trong khi mình đi sao y giấy ra viện ủy ban không chấp nhận vì giấy ra viện đóng mọc vuông mà không phải là mọc tròn(mọc tròn mới sao y). Vậy cho mình hỏi bây giờ mình phải làm sao để hợp lệ. Mình phải giữ giấy ra viện bản chính vì sau này còn phải đi tái khám và mổ lại nữa.
Xin công ty bảo hiểm cho tôi hỏi về vấn đề của công nhân là công nhân bị tai nạn trong quá trình làm việc, vậy trong thời gian công nhân đó nằm viện và dưỡng sức trong thời gian 2-3 tháng thì công nhân đó có được hưởng lương không?
Em có một đồng nghiệp làm ở Xí nghiệp CTCC huyện Bến Cát, vừa qua bị TNLĐ mà không do lỗi của người lao động (theo biên bản điều tra tai nạn), với tỷ lệ thương tật 60% (theo biên bản giám định Y khoa tỉnh Bình Dương). Hiện nay, Xí nghiệp CTCC huyện Bến Cát nói: "Cơ quan không có nguồn nên không chi trả lại chi phí điều trị thương tích cho người lao động". (theo em biết anh này bị tai nạn rất nặng và chi phí điều trị rất tốn kém). Vậy BHXH tỉnh Bình Dương cho em hỏi: 1/ Xí nghiệp CTCC huyện Bến Cát giải quyết vậy đúng không? 2/ Nếu được chi trả thì cơ quan nào chịu trách nhiệm? Em xin cảm ơn ạ!
. Tôi đăng ký KCB tai TP Quy Nhơn tỉnh Bình Định nhưng làm việc tại Quảng Ngãi. Tôi bị TNLD trong giờ làm việc. vào viện cấp cứu tại BVĐK Tỉnh Quảng Ngãi. kết quả chụp X-Quang tôi bị gấy chân phải và gẫy tay trái. sau khi bó bột Bác sỹ cấp thuốc cho tôi về nhà và hẹn 6 ngày sau đến khám lại đồng thời thanh toán viện phí bằng thẻ BHYT. Tôi về Quy Nhơn: hai ngày sau tôi bị sốt cao, chân của tôi phù nề tím đen có hiện tượng hoại tử, Tôi vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tai Quy Nhơn khám, Bác sỹ tháo bột chân cho tôi, và chụp X-Quang kiểm tra đồng thời kê đơn thuốc cho tôi về nhà hẹn sau 20 ngày sau tới khám lại. Kết quả: Hai lần vào viện nhưng không nằm viện ( nội trú, ngoại trú ) nên không có GIẤY RA VIỆN. Giờ cơ quan tôi đã làm biên bản Tai nạn lao động. Nay xin các bậc tiền bối chỉ giúp: 1/ Tôi xin nộp lại tiền BHYT tại một trong hai cơ quan BHXH Tỉnh Quảng Ngãi hoặc BHXH tỉnh Bình Định để tôi làm chế độ BH tai nạn có đúng luật không? Nếu đúng tôi phải làm gì các bước tiếp theo ? 2/ Vì không có Giấy ra viện Tôi có được thay thế bằng Giấy chiếu chụp X-Quang, và chứng từ như Đơn thuốc, hóa đơn mua thuốc mà Bác sỹ Bệnh viện khám kê đơn được không? 3/ Tôi phô tô công chứng bệnh án nhập viện tại Bệnh viện Chỉnh hình, làm nơi cấp cứu ban đầu gần nhất có được không ?
Tôi bị tai nạn lao động giám định mất 10%. hệ số lương của tôi 3,01 đến thời điểm tôi bị tai nạn. tôi đã tham gia đóng bảo hiểm được 17 năm vậy cho hỏi tôi được trợ cấp khoảng bao nhiêu tiền? Tôi xin chân trọng cảm ơn quý ban ngành đã trả lời.
Đối với người lao động bị tai nạn được xác định là TNLĐ thì người SDLĐ phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong ra viện". Vậy điều này được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ Luật nào?
Tôi là một GV bị tai nạn trên đường đi làm vào ngày 7/1/2014, sau khi điều trị khám chữa bệnh xong tôi có đi giám định sức khoẻ mất 31%, ngày có biên bản giám định sức khoẻ là 26/6/2014. Vậy xin được hỏi thời gian tôi được hưởng TNLĐ từ tháng mấy và tôi có được hưởng chế độ ốm đau không vì khi bị tai nạn tháng 1/2014 Nhà trường cắt lương để hưởng chế độ ốm đau theo luật BHXH? Xin cảm ơn!
Theo Điều 45. Luật BHXH Xin hỏi: Hiện tại đơn vị có trường hợp bị TNLĐ và đang hưởng trợ cấp hàng tháng, bị TNLĐ từ năm 2008 (cụt cánh tay trái), bây giờ muốn được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật. Mọi thủ tục cần phải làm gì? Xin chân thành Cám ơn.
Tôi 22 tuổi hiện đang làm việc tại một cty cổ phần tại Long An. Trong lúc làm việc tôi bị thương và đi khám tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình ở HCM với chi phí xét nghiệm gần 3triệu đồng. Sau đó bác sĩ nói tôi bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sương lưng (lệch khoảng 6 mm) đang trong thời gian chờ hội chẩn xem có phải mổ hay không mà tôi nghe nói chi phí cho một ca mổ như vậy rất cao. Về phía công ty thì có phát bảo hiểm y tế nhưng thời hạn chỉ có 3 tháng và đăng ký ở bệnh viện huyện lúc tôi bị tai nạn thì bảo hiểm đã hết hạn vậy khi tôi đi khám và chữa trị về nộp hoá đơn cho cty thì liệu tôi có được cty thanh toán lại không? Và nếu có thanh toán thì liệu sẽ được khoảng bao nhiêu % vì thực tế về kinh tế gia đình em rất khó khăn
Người lao động bị tai nạn trong trường hợp nào thì được coi là tai nạn lao động?
Trên đường đi làm về, công chức xã bị tai nạn giao thông, nằm viện điều trị 20 ngày, về nhà nghĩ dưỡng điều trị thêm 1,5 tháng. Xin hỏi công chức đó được hưởng lương trong thời gian nghĩ điều trị hay không. Và công chức đó được hưởng những chế độ gì, thủ tục cần phải làm gì.
Anh trai em làm công nhân ở một Công ty cổ phần nhà nước, có đóng bảo hiểm xã hội, trên đường đi làm về chẳng may bị tai nạn giao thông, do vết thương quá nặng nên đã chết trên đường đi cấp cứu. Em được biết công ty đang lo thủ tục để hưởng chế độ nhưng gia đình em muốn biết cụ thể chế độ như thế nào
Công ty tôi có một tình huống khó xử liên quan đến an toàn lao động kính đề nghị luật sư tư vấn giúp đỡ. Sự việc như sau: Người lao động A làm việc tại công ty tôi được 4 tháng, công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này. Mấy hôm trước, người này trên đường đi làm thì bị tai nạn giao thông tử vong, hiện có 2 con nhỏ. Như vậy, người lao động A chết trong trường hợp trên thì có được coi là tai nạn lao động không? Điều kiện hưởng tai nạn lao động như thế nào? Chế độ được hưởng của người lao động bao gồm những chế độ gì? Trường hợp người lao động A chưa được đóng bảo hiểm xã hội thì công ty tôi phải trả những khoản tiền nào?
Nhờ luật sư tư vấn! Cty em hiện tại có trường hợp bị tại nạn lao động thuộc mức trên 10% đến dưới 81%. Bạn đó bị từ tháng 3/2012. Đến nay hỏi bạn thì đã không còn đi khám nữa. Công ty cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ cho bạn theo yêu cầu pháp luật gồm: 1. Những loại phụ cấp, hỗ trợ theo qui định luật Bảo hiểm xã hội. 2. Công ty phụ cấp, hỗ trợ theo hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động với đơn vị bảo hiểm. 3. Thanh toán đầy đủ lương và phụ cấp hàng tháng cho người lao động đến thời điểm hiện tại. 4. Liên hệ hỗ trợ chi phí làm bàn tay giả cho người lao động (đang trong quá trình thực hiện) Vậy cho em hỏi môt số vấn đề sau, vì em tìm hiểu các văn bản pháp luật em chưa thấy rõ những qui định về các vấn đền sau: 1. Thời gian điều trị tai nạn lao động là bao lâu? 2. Hiện tại như đã nói thì bạn đã lành hẳn, không đi khám nữa. Tuy nhiên một phần do mặc cảm, chưa quen với hoàn cảnh mới nên bạn chưa muốn đi làm lại dù công ty vẫn sẽ sắp xếp công việc phù hợp. Như vậy không lẽ công ty phải trả lương và phụ cấp mãi trong thời gian bạn ở nhà sao? Vì người lao động chỉ cần biết là công ty có trả lương nên có suy nghỉ ở nhà cũng có lương nên không muốn vào làm. 3. Khi bạn vào làm thì vẫn áp dụng như nhân viên bình thường phải không? Nghĩa là nếu đi làm mà nghỉ phép, nghỉ không lương thì vẫn trừ vào lương, phụ cấp như nhân viên bình thường phải không? Như vậy thì càng làm cho người lao động thấy được là nghỉ ở nhà thì tốt hơn, vì có lương nhưng không bị trừ gì hết? 4. Làm thế nào để xác minh được người lao động đã bình phục hoàn toàn và phải đến công ty làm việc? Những vấn đề này trong luật không rõ ràng. Như vậy cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xin luật sư tư vấn thêm. Cảm ơn luật sư
Tôi làm cho một công ty về cơ khí, tuy nhiên cho đến bây giờ công ty chưa duyệt cho tôi tham gia bảo hiểm xã hội. Tháng trước, trong lúc đang làm tôi bị gãy chân, đầu bị tổn thương. Tôi phải nằm viện khá lâu và viện phí phải thanh toán quá lớn so với thu nhập của tôi. Bệnh viện kết luận tôi giảm khả năng lao động 15%. Trong trường hợp công ty chưa đóng BHXH cho tôi thì công ty phải có trách nhiệm gì với tôi không ? ( Phạm Đăng)