Thời gian điều trị tai nạn lao động

Nhờ luật sư tư vấn! Cty em hiện tại có trường hợp bị tại nạn lao động thuộc mức trên 10% đến dưới 81%. Bạn đó bị từ tháng 3/2012. Đến nay hỏi bạn thì đã không còn đi khám nữa. Công ty cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ cho bạn theo yêu cầu pháp luật gồm: 1. Những loại phụ cấp, hỗ trợ theo qui định luật Bảo hiểm xã hội. 2. Công ty phụ cấp, hỗ trợ theo hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động với đơn vị bảo hiểm. 3. Thanh toán đầy đủ lương và phụ cấp hàng tháng cho người lao động đến thời điểm hiện tại. 4. Liên hệ hỗ trợ chi phí làm bàn tay giả cho người lao động (đang trong quá trình thực hiện) Vậy cho em hỏi môt số vấn đề sau, vì em tìm hiểu các văn bản pháp luật em chưa thấy rõ những qui định về các vấn đền sau: 1. Thời gian điều trị tai nạn lao động là bao lâu? 2. Hiện tại như đã nói thì bạn đã lành hẳn, không đi khám nữa. Tuy nhiên một phần do mặc cảm, chưa quen với hoàn cảnh mới nên bạn chưa muốn đi làm lại dù công ty vẫn sẽ sắp xếp công việc phù hợp. Như vậy không lẽ công ty phải trả lương và phụ cấp mãi trong thời gian bạn ở nhà sao? Vì người lao động chỉ cần biết là công ty có trả lương nên có suy nghỉ ở nhà cũng có lương nên không muốn vào làm. 3. Khi bạn vào làm thì vẫn áp dụng như nhân viên bình thường phải không? Nghĩa là nếu đi làm mà nghỉ phép, nghỉ không lương thì vẫn trừ vào lương, phụ cấp như nhân viên bình thường phải không? Như vậy thì càng làm cho người lao động thấy được là nghỉ ở nhà thì tốt hơn, vì có lương nhưng không bị trừ gì hết? 4. Làm thế nào để xác minh được người lao động đã bình phục hoàn toàn và phải đến công ty làm việc? Những vấn đề này trong luật không rõ ràng. Như vậy cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xin luật sư tư vấn thêm. Cảm ơn luật sư

1. Thời gian điều trị bệnh không quá 6 tháng đối với hợp đồng xác định thời hạn là mốc thời gian áp dụng cho NLĐ điều trị chữa  bệnh nếu vượt quá thời hạn này đơn vị sử dụng LĐ có quyền chấm dứt HĐLĐ.

2. Sau khi điều trị do tai nạn LĐ đã bình phục, người sử dụng LĐ nếu xét thấy NLĐ còn khả năng LĐ thì tái bố trí công việc mới phù hợp với khả năng và sức khỏe cho người LĐ.

3. Tất nhiên người LĐ trở lại làm việc sau khi điều trị tai nạn LĐ  thì vẫn là lao động bình thường và hưởng mọi chế độ của đơn vị đó.

4. Giấy điều động hoặc bố trí việc làm mới là cơ sở để người LĐ sau điều trị tai nạn LĐ tiếp tục làm việc.

Tai nạn lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều trị tai nạn lao động có được hưởng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm công bố tình hình tai nạn lao động của doanh nghiệp năm 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản lấy lời khai về vụ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám giám định lần đầu do tai nạn lao động có cần giấy giới thiệu của công ty?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ chối khám sức khỏe định kỳ thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 143 áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025 gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Thư Viện Pháp Luật
267 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào