07 quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
07 quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về 07 quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
(1) Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
(2) Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
(3) Nhận chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
- Thông qua tài khoản thanh toán của người lao động mở tại ngân hàng.
(4) Ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
(5) Được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
(6) Được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
(7) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào?
07 quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
(1) Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
- Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP
(2) Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 8. Nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ bảo hiểm xã hội và được hạch toán độc lập.
2. Việc quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo quy định quản lý về Quỹ bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở lương tối thiểu vùng IV. Mức tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định trong Nghị định này được Chính phủ quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
4. Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Như vậy, nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ bảo hiểm xã hội và được hạch toán độc lập.
- Việc quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo quy định quản lý về Quỹ bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở lương tối thiểu vùng 4.
Mức tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định trong Nghị định 143/2024/NĐ-CP được Chính phủ quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
- Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Mẫu thông báo về việc xây dựng điểm địa chính trên đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất được giao quản lý năm 2025?
- Đổi nơi nhận lương hưu ở đâu? Thời hạn giải quyết đổi nơi nhận lương hưu là bao lâu từ ngày 01/7/2025?