Bố mẹ tôi lớn tuổi nên muốn tôi đứng tên căn nhà của bố mẹ đồng thời làm chủ hộ. Xin hỏi, các anh và chị ruột của tôi có được hưởng phần di sản thừa kế từ ngôi nhà này khi bố mẹ tôi mất?
Bố mẹ tôi lớn tuổi nên muốn tôi đứng tên căn nhà của bố mẹ đồng thời làm chủ hộ. Xin hỏi, các anh và chị ruột của tôi có được hưởng phần di sản thừa kế từ ngôi nhà này khi bố mẹ tôi mất?
Nhà tôi có mảnh đất rộng hơn 230 mét vuông (Từ đời các cụ tổ tiên để lại ) , vào năm 1940 Ông nội tôi lấy vợ cả ( là bà nội tôi ) và hạ sinh duy nhất một mình bố tôi . Năm 1943 Ông ra tỉnh lấy vợ hai và sinh được ba người con . Từ đó Ông sống ở tỉnh với gia đình bà vợ hai , thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Lúc này mảnh đất 230 mét vuông bao gồm Cụ nội tôi (mẹ đẻ ra Ông nội tôi ) , bà nội tôi và bố tôi cùng sinh sống . Sau hòa bình lập lại năm 1976 mảnh đất được làm sổ đỏ và bà nội tôi đứng tên chủ sở hữu ( Lúc này cụ nội tôi vẫn còn sống ). Năm 1986 cụ nội tôi mất không di chúc ,Năm 1988 Ông nội tôi mất đi không để lại di chúc , sau này các bà cả bà hai của ông nội tôi cũng lần lượt qua đời năm 2008 cũng không có di chúc . Năm 2011 bố tôi đã làm sổ đỏ và đứng tên trên mảnh đất 230 mét vuông này cho đến bây giờ , Còn các con bà hai đã lập gia đình và mỗi người sống một nơi. Gần đây các con bà hai về nhà tôi đòi bố tôi phải chia cho mỗi người một phần mảnh đất 230 mét vuông nói trên , nhưng bố tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi các vị Luật sư : - Bố tôi đứng tên trên sổ đỏ có hợp pháp không ? - Các con bà hai có quyền đòi hỏi đối với mảnh đất 230 mét vuông đất ở trên không ? Xin chân thành cảm ơn !
Anh trai tôi đã mất hiện tại tài sản còn lại là nhà và đất ở. Trước khi anh trai mình kết hôn ba mẹ mình có cho anh một thửa đất, làm sổ đỏ anh đứng tên. Sau khi kết hôn có làm nhà trên thửa đất đó. Giờ anh tôi mất đột ngột không có di chúc để lại tài sản. Người vợ muốn gia đình mình làm thủ tục sang tên cho chị ấy. Gia đình tôi không chấp nhận chỉ đồng ý để khi cháu tôi đủ 18 tuổi sẽ sang tên lại cho cháu. Nhưng chị ấy không đồng ý, viết đơn kiện buộc gia đình tôi phải sang tên cho chị. Vậy chị có đủ thẩm quyền tự ý sang tên mà không cần sự đồng ý của gia đình mình không? Tài sản đó chị ấy có quyền thừa hưởng hay chỉ cháu tôi mới được thừa hưởng?
Dì em đứng tên chủ sở hữu 01 căn nhà (có nguồn gốc do bố mẹ chồng dì để lại). Nay dì em đã chết. Xin hỏi: căn nhà dì em đứng tên được xác định là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? Dì em có 1 con gái duy nhất (10 tuổi). Chồng dì có vợ hai, có con riêng nhưng hiện không biết đứa trẻ đó đang ở đâu. Dì em mất đi không để lại di chúc thì tài sản là căn nhà trên sẽ được chia như thế nào? Chồng dì do uống rượu say nên ngã xe bị tai biến. Con dì có nguyện vọng ở với gia đình em thì thủ tục giám hộ như thế nào? Em chân thành cám ơn!
Tôi là con của mẹ và chồng cũ của mẹ. Sau đó mẹ ly hôn với bố tôi và lấy chồng khá, sinh ra em tôi. Dượng và mẹ ở cùng ông nội trong ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của ông nội. Sau vài năm thì ông nội mất, dượng cũng mất nhưng không để lại di chúc. Các con của ông nội về đòi lấy ngôi nhà và đuổi mẹ tôi đi. Vậy tôi muốn hỏi mẹ và em tôi có được hưởng quyền lợi gì từ ngôi nhà ông nội để lại không?
Kính chào luật sư, Tôi xin trình bày sự việc như sau: ba tôi mất năm 2011, không để lại di chúc, tất cả các anh em tôi đều đồng ý tặng cho mẹ tôi đứng tên phần di sản thừa kế mà cha tôi để lại, trừ 1 người chị không đồng ý. vì vậy gia đình tôi đã gửi đơn yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế. Tòa đã xử xong, kết quả là chia chọ chi tôi phần tài sản thừa kế theo luật định và phần còn lại do mẹ tôi đứng tên vì các đồng thừa kế còn lại đồng ý tặng lại cho mẹ tôi. Vậy xin cho tôi hỏi, phần tài sản là đất mà tòa án chia cho chị tôi, nhưng chị tôi không về nhận thì sau bao lâu, chúng tôi có thể xin chuyển sang qua cho gia đình tôi đứng tên được? Câu thứ 2, tòa án cũng chia cho chị ấy phần nhà trị giá tiền mặt là 25 triệu, vậy nếu chị ấy không về nhận, thì số tiền này giải quyết thế nào? có cần lập biên bản hay không? và ai sẽ lập biên bản xác nhận chị ấy không về nhận đất và tiền? và nếu sau này chị ấy vê nhận, thì số tiền ấy có phải tính lãi suất không? Xin luật sư tư vấn giúp Chân thành cám ơn
Bố tôi mất để lại một căn nhà. Do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mẹ tôi đại diện thừa kế đã xin cấp lại giấy chứng nhận. Ông bà nội ly hôn và ở mỗi người một nơi, đều đã mất từ lâu, không có giấy chứng tử. Nay các anh em tôi muốn cho tặng quyền thừa kế cho mẹ tôi toàn quyền sở hữu và sử dụng. Xin hỏi trình tự, thủ tục như thế nào. Gia đình tôi có hai người con ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể làm giấy ủy quyền cho một người con ở quê thay mặt làm thủ tục phân chia di sản thừa kế mà không cần có mặt ở địa phương được không. Xin cảm ơn!
Tôi có người bạn, vợ mất có để lại di sản là nhà ở đứng tên cùng với chồng. Vợ chồng người bạn có hai con, một cháu 16 tuổi, một cháu 9 tổi. Bố mẹ vợ đều còn sống. Người chồng muốn chia thừa kế nhưng khi đưa bố mẹ vợ và 2 con lên Phòng công chứng để làm Văn bản chia di sản thừa kế thì bị Phòng công chứng từ chối với lý do các con chưa thành niên, nếu cùng ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì sẽ vi phạm khoản 5 điều 144 Bộ luật Dân sự. Vậy, bạn tôi phải làm gì để được phân chia di sản thừa kế?
Mẹ tôi mất năm 2012 nhưng gia đình chưa khai di sản thừa kế, đến tháng 11/2012 thì bà ngoại mất. Nay gia đình làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì 1 phần di sản mà bà ngoại được hưởng sẽ chia lại cho những người được thừa kế của bà ngoại. Nhưng những người đó đã mất liên lạc từ lâu, nếu như không tìm đầy đủ những người đó thì có làm khai nhận di sản thừa kế được hay không?
Mẹ tôi có một căn nhà, khi mẹ tôi mất không để lại di chúc. Sáu anh em tôi đã làm một giấy ủy quyền cho một người em đứng tên để làm giấy tờ hợp thức hóa nhà đất. Sau đó người em này tự ý bán căn nhà trên và chỉ thỏa thuận chia tiền nhà với một người em khác còn 4 người khác thì không hề hay biết. Vậy trong trường hợp trên chúng tôi có thể đòi lại quyền lợi cho 4 người còn lại không? Xin cảm ơn
Bố mẹ tôi có 1 căn nhà đã sử dụng từ năm 1967, năm 1992 được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. Năm 1997 bố mẹ tôi mất mà không để lại di chúc. Bố mẹ tôi có 5 người con, 4 người đi Mỹ năm 1977 (có giấy xác nhận từ năm 1984 của UBND phường là 04 người đó đã vượt biên sang Mỹ). Hiện nay, tôi đang ở ổn định tại ngôi nhà, không tranh chấp và nộp các nghĩa vụ thuế nhà đất cho. Kính mong được chỉ dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mang tên tôi.
Bố em mất có để lại nhiều tài sản và bất động sản tạinhiều địa phương. Nhà có 6 anh chị em đều nhất trí để toàn bộ tài sản thừa kếcho mẹ. Vậy xin hỏi phải làm thủ tục như thế nào? Có phải tới những nơi có bấtđộng sản để công chứng không? Và có phải có cả 6 anh chị em để ký xác nhận chuyểnquyền thừa kế cho mẹ hay không?
Bố chồng tôi mất năm 2001 có để lại di chúc cho vợ chồng tôi và vợ chồng chú út một nhà 4 gian cùng mảnh vườn theo chiều trước và sau nhà. Nhưng chú út đã tách chia mảnh vườn trên theo chiều phía trước nhà. Khi mẹ chồng tôi sắp mất có giao lại di chúc cho anh trưởng thực hiện di chúc mà bố mẹ chồng tôi để lại nhưng di chúc đó không có xác nhận của chính quyền địa phương. Dòng họ bên chồng tôi đã họp bàn và có văn bản và giao di chúc lại cho vợ chồng tôi. Vậy chúng tôi chuyển quyền sử dụng đất theo di chúc của bố mẹ chồng tôi thì cần làm như thế nào?
Bà nội tôi mất cách đây 1 năm, không để lại di chúc (ông nội cũng đã qua đời trước bà nội lâu rồi). Bà nội có 5 người con. Bà để lại mảnh đất và ngôi nhà trên đất đó. Ngoài ra còn có 2 cây vàng (bà nội cho cô Sáu tôi mượn để làm ăn nhưng cô Sáu cố tình không trả). Chú 7 đã chết (chú có 1 vợ và 4 đứa con). Tuy nhiên, trước đây thì bà nội đã cho chú Chín tôi một phần đất nhỏ để ở (phần đất này thuộc mảnh đất của bà nội tôi nêu trên nhưng không rõ là miếng đất đó đã tách riêng quyền sử dụng đất chưa). Xin hỏi: Tài sản được coi là di sản thừa kế bao gồm những gì? Cách phân chia tài sản đó như thế nào?
Năm 2010 mẹ tôi dùng nhà đất để thế chấp ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu 3 anh em tôi ký vào giấy ủy quyền cho mẹ tôi toàn quyền thế chấp tài sản do bố tôi đã mất để lại (Bố tôi không để lại di chúc). Một người em còn nhỏ nên không ký cam kết. Việc thế chấp tài sản không biết có công chứng hay không nhưng khi ký cam kết ủy quyền thì không có công chứng. Nay, ngân hàng khởi kiện mẹ tôi thu hồi nợ và Tòa án có yêu cầu mẹ tôi là bảo tất cả 4 anh em tôi làm lại giấy ủy quyền. Hỏi: Giấy ủy quyền trên có pháp lý, hiệu lực không? Nếu chúng tôi không làm lại giấy ủy quyền cho mẹ tôi để lên tòa giải quyết thì chúng tôi có bị liên quan gì không? Chúng tôi có thể giữ lại được tài sản mà bố tôi để lại hay không?
Ông bà tôi có ba người con (hai người đang ở nước ngoài và 1 người ở Việt Nam). Ông bà chết để lại ngôi nhà nhưng không để lại di chúc. Nay, một người ở nước ngoài muốn bán nhà đó để chia đều 3 phần nhưng hai người còn lại thì không muốn bán nhà. Theo quy định của pháp luật thì có phải bán nhà để chia không? Nếu khởi kiện thì Tòa án có tuyên phải bán nhà để chia thừa kế không?
Văn bản khai nhận tài sản thừa kế theo pháp luật do phòng công chứng chứng nhận không có thời gian niêm yết có đúng không? Tôi năm nay 17 tuổi tôi có được mua đất và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Tôi xin hỏi trường hợp sau: Trong thời gian hai vợ chồng chung sống làm ăn để ra được một số tiền đem gửi tiết kiệm, sổ tiết kiệm do người vợ đứng tên sau đó người vợ chết đột ngột do tai nạn. Vậy sổ tiết kiệm do người vợ đứng tên thì người chồng có quyền gì không? Thủ tục như thế nào? Xin chân thành cám ơn!
Ông bà tôi chết có để lại di sản là một căn nhà. Trong số những người thừa kế có hai người cậu của tôi hiện đang định cư ở nước ngoài. Xin hỏi: cậu tôi có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để làm ủy quyền cho mẹ tôi (hiện đang ở Việt Nam) ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản không? Trên Giấy ủy quyền có nội dung được đại diện tặng cho lại phần di sản mà cậu tôi được hưởng cho người thừa kế khác không?
Mẹ tôi đứng tên căn nhà 70m2 trên diện tích đất 250m2 hợp thức hóa năm1988. Ba tôi mất năm 1992, chúng tôi có 9 anh chị em, có 1 người đang sống ở nước ngoài không sao lục khai sinh được (Sở Tư Pháp TP HCM trả lời bị mất sổ bộ). Để làm thủ tục đổi sổ hồng, các anh chị tôi tiến hành làm văn bản khai nhận di sản phần ba tôi, chỉ 8 người (người không có tên không có khai sanh) thì có hợp pháp không? Nếu không chúng tôi phải làm sao?