Khai nhận di sản thừa kế theo bản di chúc không có xác nhận của chính quyền

Bố chồng tôi mất năm 2001 có để lại di chúc cho vợ chồng tôi và vợ chồng chú út một nhà 4 gian cùng mảnh vườn theo chiều trước và sau nhà. Nhưng chú út đã tách chia mảnh vườn trên theo chiều phía trước nhà. Khi mẹ chồng tôi sắp mất có giao lại di chúc cho anh trưởng thực hiện di chúc mà bố mẹ chồng tôi để lại nhưng di chúc đó không có xác nhận của chính quyền địa phương. Dòng họ bên chồng tôi đã họp bàn và có văn bản và giao di chúc lại cho vợ chồng tôi. Vậy chúng tôi chuyển quyền sử dụng đất theo di chúc của bố mẹ chồng tôi thì cần làm như thế nào?

Khi bố mẹ chồng bạn để lại di chúc để định đoạt di sản của mình thì những người được nhận di sản có quyền và nghĩa vụ làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đó theo đúng nội dung di chúc. Việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn. Sau khi khai nhận và phân chia di sản thì người được hưởng di sản sẽ làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký nhà đất có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

* Công chứng văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế

- Những người tiến hành khai nhận, phân chia di sản:

Là hai vợ chồng bạn và hai vợ chồng chú Út (là những người được được hưởng di sản theo di chúc).

Ngoài ra, nếu bố mẹ bạn có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 Bộ luật Dân sự (gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì những người đó cũng có quyền tiến hành thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế.

- Cơ quan công chứng văn bản thừa kế: Bạn có thể yêu cầu bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

- Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng tử của bố, mẹ bạn;

+ Di chúc

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác mà pháp luật yêu cầu cần phải có.

- Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Hai vợ chồng bạn và vợ chồng chúc Út lập văn bản thừa kế để phân chia di sản thừa kế theo đúng nội dung di chúc của bố mẹ chồng bạn để lại.

* Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bạn

Sau khi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thì vợ chồng bạn có thể nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà đất có thẩm quyền để đăng ký sang tên vợ chồng bạn.

- Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

- Hồ sơ: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; di chúc; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của bạn, giấy chứng tử …).

- Thủ tục:

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có) thì vợ chồng bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng.

Trên đây là hướng dẫn đối với trường hợp khai nhận di sản thừa kế của bố mẹ chồng bạn theo di chúc. Việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc chỉ được tiến hành khi di chúc của bố mẹ bạn được coi là hợp pháp theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự:

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Đối với di chúc của bố mẹ bạn (là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng theo Điều 655 Bộ luật Dân sự thì người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc; và phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 của Bộ luật này về nội dung của di chúc: Di chúc phải ghi rõ:

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản;

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trong trường hợp di chúc của bố mẹ chồng bạn không được coi là hợp pháp thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật (điểm b khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự). Các thủ tục khai nhận thừa kế cũng thực hiện theo hướng dẫn nêu trên nhưng những người thực hiện việc khai nhận sẽ gồm: những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thừa kế mới nhất năm 2024 đang có hiệu lực là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng nam có được quyền chia tài sản thừa kế của cha, mẹ khi không để lại di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế đã được chia thì có được làm văn bản từ chối nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế là gì? Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi ngược đãi người để lại di sản thì có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
282 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào