Di sản thừa kế

Di sản thừa kế đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Con dưới 15 tuổi chết có cần làm khai nhận di sản thừa kế?
Tôi làm hợp đồng chuyển nhượng một mảnh đất ở huyện Sóc Sơn. Bên chuyển nhượng mảnh đất có sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình theo hộ khẩu gồm hai vợ chồng chủ hộ và hai người con, trong đó một con bị chết năm 13 tuổi (có giấy chứng tử kèm theo). Tôi nộp hồ sơ xin sang tên sổ đỏ tại phòng tài nguyên môi trường huyện Sóc Sơn. Ngày 11/5/2010 tôi nhận được công văn số 118/VPĐK thông báo trả lại hồ sơ trên với lý do yêu cầu gia đình bên chuyển nhượng làm khai nhận di sản thừa kế là một phần quyền sử dụng thửa đất của con bị chết sau đó mới làm thủ tục chuyển nhượng. Đề nghị quý cơ quan cho biết việc văn phòng đăng ký đất và nhà - Phòng Tài nguyên môi trường huyện Sóc Sơn yêu cầu bố mẹ phải làm khai nhận di sản thừa kế của con (đã mất), chưa đủ tuổi thành niên (13 tuổi) như trên có đúng quy định pháp luật không và giải quyết như thế nào. Tôi trân trọng cảm ơn!
Hỏi đáp pháp luật Nhà đất đã tặng có phải di sản thừa kế?
- Hỏi: Cha tôi có 2 vợ. Mẹ tôi chết sớm, chỉ có mình tôi. Cha tôi lấy vợ khác ở Đồng Nai, còn tôi ở nhà ông bà ngoại. Vừa rồi, cha tôi mất. Khi tôi vào Đồng Nai chịu tang thì được biết, toàn bộ nhà cửa, tài sản ông đã cho con của người vợ thứ 2. Khi tôi hỏi xem di chúc thì họ nói không có di chúc mà chỉ có giấy tặng cho nhà đất. Tôi tìm hiểu thì được biết, phần nhà đất vẫn chưa làm giấy tờ sang tên. Trong trường hợp này tôi có được thừa hưởng tài sản mà cha tôi để lại? Lưu Hoàng Phi (Nha Trang)
Hỏi đáp pháp luật Bán tài sản di sản thừa kế là căn hộ chung cư
Câu hỏi của ông Nguyễn Quang Ngọc; địa chỉ: quangngoc101@yahoo.com Tôi đuoc thừa kế 1 căn hộ chung cư tại quận Cầu Giấy, GCN QSHNO & QSDĐO (so hong) do UBND TP.HÀ NỘI cấp nam 2004. Hiện tôi đã hoàn thành thủ tuc kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng. Nay tôi có nhu cầu bán tài sản trên. Xin hỏi tôi phải nộp hồ sơ đăng ký lại sổ hồng ở đâu và hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp pháp luật Nhà con đứng tên, có phải là 
di sản thừa kế của cha mẹ?
Tôi là con út trong gia đình sáu anh chị. Vợ chồng tôi cùng hai con ở chung với bố mẹ tôi, có chung hộ khẩu và cùng đứng tên ký hợp đồng thuê nhà của Nhà nước. Hợp đồng ký từ năm 1983 (hợp đồng xanh trên 60 tháng). Năm 2002 mẹ tôi mất, năm 2007 bố tôi mất. Sau đó, gia đình tôi (vợ tôi và hai con tôi) đã ký hợp đồng mua nhà của Nhà nước theo nghị định 61/CP và hiện đã có sổ hồng do tôi đứng tên. Xin hỏi căn nhà này có phải là di sản thừa kế của bố mẹ tôi không? Khi tôi bán căn nhà này có phải chia cho các anh chị của tôi không? PHAN NGỌC HÙNG (P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Hỏi đáp pháp luật Phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế
Ba mẹ tôi có tất cả sáu người con và một căn nhà nhỏ tại Q.1, TP.HCM. Ba mẹ tôi nay đều đã mất. Căn nhà của ba mẹ tôi có đầy đủ giấy tờ mua bán hợp lệ của chế độ cũ. Mẹ tôi đã làm bản kê khai nhà cửa (năm 1977) và đăng ký nhà đất (năm 1999) theo hướng dẫn của UBND phường, nhưng tới ngày mẹ tôi mất vẫn chưa có được sổ hồng. Mẹ tôi có ủy thác cho tôi nhiệm vụ tiếp tục đứng ra làm giấy chủ quyền. Trong sáu đồng thừa kế, người anh cả và người chị kế sống ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ rất lâu. Do mâu thuẫn nên tôi không có liên lạc với chị. Vì vậy quá trình làm giấy tờ nhà của tôi bị vướng. Ngoài ra, nghe nhiều người nói việc làm giấy tờ sẽ rất phức tạp nếu có “yếu tố người nước ngoài” nên tôi đã đánh liều không kê khai hai anh chị ở Mỹ để xin cấp chủ quyền được dễ dàng hơn. Hiện căn nhà của ba mẹ tôi để lại đã được cấp sổ hồng và tôi đứng tên đại diện thừa kế. Điều tôi băn khoăn suốt từ lúc làm sổ hồng đến nay là tôi đã... lách luật, khai thiếu đồng thừa kế. Tôi không biết làm sao có thể khắc phục điều này, pháp luật có cho phép tôi đăng ký bổ sung cho hai anh chị ở Mỹ không và thủ tục sẽ như thế nào? PHẠM CHÍ THÀNH
Hỏi đáp pháp luật Đã có giấy ủy quyền, sao còn bắt khai di sản thừa kế?
Tôi và chồng cùng đứng tên lô đất tại Bình Dương từ năm 2009. Đến năm 2011, chồng tôi ký công chứng ủy quyền cho tôi toàn quyền định đoạt lô đất trên. Năm 2012 tôi thế chấp lô đất cho ngân hàng để vay 1 tỉ đồng. Đến năm 2013 vợ chồng tôi làm thủ tục ly hôn. Do đã tự phân chia tài sản (chồng tôi lấy căn nhà tại TP.HCM, còn tôi lấy lô đất đó) nên chúng tôi không yêu cầu tòa phân chia tài sản, quyết định ly hôn của tòa ghi “Tài sản chung: không có”. Giữa năm 2014 chồng cũ của tôi đột quỵ, qua đời. Do không trả được tiền vay, phía ngân hàng nói sẽ phát mãi lô đất của tôi nhưng lại bắt tôi phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của chồng cũ. Như vậy là thế nào, xin luật sư giải thích giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bạn đọc HOÀNG HOÀI THANH - Q.Tân Phú, TP.HCM
Hỏi đáp pháp luật Phân chia di sản thừa kế khi có người đang ở nước ngoài?
Anh em chúng tôi đã đủ các thủ tục, điều kiện để họp thân tộc phân chia di sản thừa kế, nhưng còn vắng người chị cùng cha khác mẹ (đang ở Mỹ) thì có tiến hành họp được hay không? Cần những thủ tục gì? Thời gian quy định cho người ở nước ngoài về Việt Nam dự họp là bao lâu, nếu quá thời gian đó thì chính quyền địa phương có tổ chức họp được không?
Hỏi đáp pháp luật Người giữ giấy tờ về di sản thừa kế
Gia đình tôi có ba anh em, tôi là con trai trưởng, hai cô em gái đã lập gia đình. Sau khi bố mẹ tôi mất, ai là người được giữ tất cả những giấy tờ liên quan đến tài sản và đất đai. Gửi bởi: Vu Thi Bich Loan
Hỏi đáp pháp luật Đất nào là di sản thừa kế?
Trước giải phóng, ông cố tôi có thuê đất của người khác để canh tác. Sau khi ông cố mất, bà nội tôi tiếp tục thuê đất đó cho đến khi qua đời vào năm 1986. Lúc ấy, do chỉ có ba tôi ở chung với bà nội nên ba tôi tiếp tục canh tác. Năm 1995, UBND huyện cấp giấy đỏ cho hộ của tôi (gồm có ba mẹ tôi và bốn người con). Nay hai cô của tôi (con của bà nội) yêu cầu chia thừa kế đất của bà nội để lại. Pháp luật xử lý việc này như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Xác định người thừa kế và di sản thừa kế
Vợ chồng ông bà A và B có có một căn nhà và một miếng đất 1,000m2 (không có giấy chủ quyền cả nhà lẫn đất, do ông bà xưa kia để lại). Ông A và bà B có ba người con là C, D và E, người con D có gia đình và có ba người con là D1, D2, D3. Năm 1989, ông bà cho C một miếng đất 200m2 để ở trong diện tích 1,000m2 đất trên. Năm 1996 ông A mất, không để lại di chúc. Năm 2001 thì nhà nước làm đường ngang miếng đất trên. Đến ngày 07/01/2002 thì C làm giấy chủ quyền cho miếng đất 200m2 của mình theo diện cha mẹ cho con và là người ở lâu năm. Ngày 25/02/2002 vì ông A mất nên khi làm giấy chủ quyền căn nhà và 800m2 đất do bà B đứng tên. Đến năm 2004 D mất, các con của người con D là D1, D2, D3 hiện ở trong căn nhà thuộc sở hữu của bà B. Năm 2008 bà B qua đời cũng không để lại di chúc. Trong gia đình hiện tại còn C, E, vợ và các con của D. Tôi xin hỏi theo diễn biến sự việc và các mốc thời gian nêu trên thì: 1) Ai là những người được hưởng thừa kế do bà B để lại. 2) Các cháu D1, D2, D3 đòi gộp chung 200m2 của C vào phần tài sản do bà B để lại rồi chia 3, vì các cháu cho rằng lúc đó C tự ý làm giấy chủ quyền nên không đúng theo quy định, như vậy có đúng không? Gửi bởi: Thu NguyetVợ chồng ông bà A và B có có một căn nhà và một miếng đất 1,000m2 (không có giấy chủ quyền cả nhà lẫn đất, do ông bà xưa kia để lại). Ông A và bà B có ba người con là C, D và E, người con D có gia đình và có ba người con là D1, D2, D3. Năm 1989, ông bà cho C một miếng đất 200m2 để ở trong diện tích 1,000m2 đất trên. Năm 1996 ông A mất, không để lại di chúc. Năm 2001 thì nhà nước làm đường ngang miếng đất trên. Đến ngày 07/01/2002 thì C làm giấy chủ quyền cho miếng đất 200m2 của mình theo diện cha mẹ cho con và là người ở lâu năm. Ngày 25/02/2002 vì ông A mất nên khi làm giấy chủ quyền căn nhà và 800m2 đất do bà B đứng tên. Đến năm 2004 D mất, các con của người con D là D1, D2, D3 hiện ở trong căn nhà thuộc sở hữu của bà B. Năm 2008 bà B qua đời cũng không để lại di chúc. Trong gia đình hiện tại còn C, E, vợ và các con của D. Tôi xin hỏi theo diễn biến sự việc và các mốc thời gian nêu trên thì: 1) Ai là những người được hưởng thừa kế do bà B để lại. 2) Các cháu D1, D2, D3 đòi gộp chung 200m2 của C vào phần tài sản do bà B để lại rồi chia 3, vì các cháu cho rằng lúc đó C tự ý làm giấy chủ quyền nên không đúng theo quy định, như vậy có đúng không? Gửi bởi: Thu Nguyet
Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản là di sản thừa kế

Tôi là nhân viên ngân hàng, hiện tôi đang xử lý hồ sơ thế chấp của một khách hàng như sau: ông A vay vốn thế chấp bằng bất động sản đứng tên bố mẹ mình là ông B và bà C. Ông B đã mất mà không để lại di chúc. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B (bao gồm cả bà C và ông A) đã làm thủ tục phân chia di sản thừa kế với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho bà C. Bà C có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt . Bà C không thực hiện đính chính thông tin trên GCN (sang bìa) mà đề nghị được thế chấp tài sản trên với chủ thể ký hợp đồng thế chấp là bà C. Vậy cho tôi hỏi: 1. Hợp đồng thế chấp trên có hiệu lực và phù hợp quy định không? 2. Nếu có, mong dẫn ra các quy định hay hướng dẫn làm cơ sở pháp lý để tôi có thể tiến hành các thủ tục nhận tài sản trên?

Hỏi đáp pháp luật Phân chia đất đai trong di sản thừa kế

Gửi các Luật sư! Xin các luật sư tư vấn giúp tôi luật thừa kế về đất đai thực tế của gia đình tôi như sau: Gia đình tôi có sổ đỏ với quyền sử dụng đất là thuộc về "Hộ gia đình" mà ông nội tôi đứng tên. Thời điểm được cấp sổ trong hộ khẩu gia đình chỉ có tên ông, bà, bố, mẹ và các anh chị em tôi. Hiện tại ông bà nội tôi cũng đã mất khá lâu rồi. Và khi mất thì không để lại di chúc gì cả. Ông bà nội tôi ngoài bố tôi còn có các chị và các em gái khác nữa (bố tôi là con trai duy nhất) Bây giờ bố mẹ tôi đang muốn chuyển quyền sử dụng đất từ "Hộ gia đình" nhà tôi mà ông nội tôi đang đứng tên đại diện sang tên bố tôi. Tuy nhiên có vấn đề là có 1 cô không đồng ý ký vào biên bản để bố tôi làm thủ tục. Vậy luật sư cho hỏi là : - Nếu phân chia đất nhà tôi thì phân chia như thế nào là đúng luật? - Những ai có quyền lợi trong việc phân chia đó: Những người có tên trong hộ khẩu hay chỉ các con của ông nội tôi? - Nếu phân chia xong rồi thì bố tôi cần làm các thủ tục gì để chuyển quyền sử dụng đất sang tên bố tôi? Rất mong được các luật sư lưu tâm giúp! Xin cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Vợ mới có được hưởng di sản thừa kế của vợ cũ?
Mẹ tôi qua đời không để lại di chúc, hiện bố tôi đã đăng ký kết hôn với người khác. Đề nghị Luật sư tư vấn, khi thực hiện việc phân chia di sản thừa kế của mẹ tôi, người vợ kế của bố tôi có được hưởng thừa kế hay không, bởi tôi được biết những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng? Minh Tuấn – Phú Thọ
Hỏi đáp pháp luật Thứ tự ưu tiên thanh toán di sản thừa kế
Cha tôi có 3 người chị và 1 người anh ruột, ông bà nội tôi thì đã mất. Nay 1 người chị của cha tôi (tôi gọi bằng côNăm) vừa mất vì bệnh ung thư, cô Năm cũng không có chồng con. Khi ngã bệnh cô có nhờ cha mẹ tôi chăm sóc, và có nói ai chăm sóc cô thì sau này sẽ ở 1 trong 2 căn nhà của cô để thờ cúng ông bà nội và cô, giờ cô mất nhưng không ai tìm được giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, đất đai hay di chúc của cô, cha mẹ tôi thì vẫn ở nhà cô thờ cúng chờ xã tang cô đến hết 100 ngày, giờ qua 100 ngày, anh chị của cha tôi muốn chia tài sản của cô tôi gồm 2 căn nhà. Vậy cha tôi có thể làm gì nếu muốn giữ lại 1 căn nhà hay quyền lợi gì cho mình? Cha tôi là con út trong gia đình vẫn chưa có nhà cửa trong khi anh chị của cha tôi đều khá và đã có nhà cửa.
Hỏi đáp pháp luật Con gái ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế
Tôi muốn lập di chúc để lại căn nhà (tài sản riêng của tôi) cho con gái tôi hiện đang định cư tại nước ngoài. Xin Ban biên tập cho biết, di chúc của tôi có lập được không, lập ở đâu và con gái tôi ở nước ngoài có nhận được?
Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp về di sản thừa kế
Bố mẹ tôi mất đã 15 năm nay, bố mẹ tôi có 4 người con, hai chị gái tôi đã đi lấy chồng, tôi là em út, lớn lên ra nước ngoài mưu sinh, nay tôi trở về nước, ngôi nhà cũ của bố mẹ tôi khi tôi vắng nhà người anh cả đã phá đi xây nhà mới, sau đó ông đã được cấp GCN QSD đất. Anh em chúng tôi mâu thuẫn, tôi làm đơn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế. Tôi xin hỏi yêu cầu của tôi có đúng pháp luật không? Nếu không khởi kiện thì giải quyết như thế nào cho đúng luật? (Vũ Đăng – Hải Dương)
Hỏi đáp pháp luật Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế liệu đã hết?
Bố mẹ tôi mất năm 1996, không để lại di chúc. Bố mẹ tôi có để lại cho hai anh em tôi một căn nhà có diện tích là 150 m2. Do điều kiện công tác xa, nên tôi đã để cho người em trai tôi quản lý nhà đất đó. Hiện nay, tôi đã chuyển về quê làm việc nên muốn em trai tôi chia cho tôi 1 phần nhà đất trên, để làm nơi sinh sống nhưng em trai tôi không đồng ý. Do đó, tôi đã làm đơn lên UBND xã đề nghị UBND xã buộc em tôi phải chia đất cho tôi. Tại các cuộc họp hòa giải của UBND xã, hai anh em tôi đều thừa nhận là đồng thừa kế đối với nhà đất do bố mẹ tôi để lại và nhà đất đó cũng chưa được chia cho tôi dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, em trai tôi vẫn không chấp nhận chia đất cho tôi. Xin cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của tôi? (Bùi Văn Thành – xã Hương Sơn, Lạng Giang, Bắc Giang)
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào